Nâng mũi bọc sụn tai là một trong những lựa chọn được ưu tiên trong các phương pháp nâng mũi nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về phương pháp này. Vậy
- Bọc đầu mũi bằng sụn tai có thực sự tốt không?
- Sau một thời gian có bị co rút như mọi người nói và có thể thay thế bằng chất liệu gì?
Hãy cùng Meditab tìm hiểu tất tần tật thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thông tin cần biết khi bọc đầu mũi bằng sụn tai
1.1 Bọc đầu mũi bằng sụn tai là gì?
Đây được xem là một phương pháp khá thông dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Trên thực tế, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân để chỉnh sửa dáng mũi. Đặc biệt, sụn tự thân được lấy là phần sụn nhỏ ở vành tai dùng để bọc đầu mũi giúp duy trì được tính an toàn mà lại tự nhiên khi thực hiện.
Sụn ở vành tai dùng để bọc đầu mũi chỉ là một phần nhỏ nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của tai.
Bọc đầu mũi sụn tai tạo dáng mũi cao, thẳng, đẹp tự nhiên
Nhờ cấu tạo của sụn tai có độ phù hợp với phần đầu mũi nên thường được sử dụng để tạo đường viền và làm các miếng ghép cho vùng đầu mũi. Với đặc tính mềm, dẻo và có độ cong tương ứng, bọc đầu mũi bằng sụn tai cho kết quả tự nhiên và hài hoà với gương mặt.
1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp bọc đầu mũi bằng sụn tai
Ưu điểm:
- Sụn được sử dụng có độ mềm, mỏng.
- Độ an toàn cao khi sử dụng. Bởi vì sụn tai là nguyên liệu tự nhiên nên có độ tương thích gần như tuyệt đối với cơ thể, không xảy ra hiện tượng bị đào thải hay dị ứng.
- Sụn tai đóng vai trò như một lớp đệm cho da từ bên trong, giúp khắc phục được các biến chứng: bóng đỏ, lộ sống mũi hay thủng da đầu mũi.
- Kết quả lâu dài và ổn định. Sụn tai được lấy từ cơ thể con người nên có sự liên kết vững chắc với các mô xung quanh phần mũi. Ngoài ra, kết quả sau khi phẫu thuật có thể duy trì trên 20 năm nếu duy trì chăm sóc đều đặn và hợp lý.
Nhược điểm:
- Bởi vì được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nên sụn tai sẽ không thể tái tạo lại được. Do đó, có thể xảy ra tình trạng không đủ chất liệu và bắt buộc phải chọn loại sụn khác trong trường hợp cần được điều chỉnh lại.
- Quá trình thực hiện khá phức tạp vì liên quan đến nhiều vật liệu để sử dụng khi phẫu thuật.
- Trong một số trường hợp, phần màng sụn bị tổn thương lúc bóc tách thì sụn tai có thể bị co rút và teo lại, gây ảnh hưởng đến dáng mũi, có thể bị hếch, thấp hơn so với khi mới nâng.
Sụn có độ tương thích cao, gần như tuyệt đối với cơ thế
2. Bọc đầu mũi bằng sụn tai có bị co rút không?
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là sụn tai có đặc tính mềm dẻo, mỏng và dễ dàng tương thích với cơ thể. Vì vậy, sụn tai có khả năng bao bọc và bảo vệ vùng đầu mũi, tạo dáng mũi tự nhiên và có độ bền vững nhất so với các phương pháp bọc sụn khác.
Nhìn chung, tuỳ vào từng cơ địa mỗi người. Sẽ có các trường hợp bị teo sụn hay co rút lại dẫn đến phần mũi bị biến dạng theo. Tuy nhiên, con số này thường xuất hiện khá ít vì hiện nay, bác sĩ đã kết hợp sử dụng sụn vành tai và sụn nhân tạo để duy trì lâu hơn mà không bị teo theo thời gian.
Hơn nữa, trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này. Trong các trường hợp bị teo do cơ địa thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có các biện pháp để khắc phục nhanh chóng.
Bọc đầu mũi bằng sụn tai có khả năng bị co rút rất ít
3. Chất liệu thay thế sụn tai khi cần bọc đầu mũi
3.1 Mô da nhân tạo Surederm
Là loại vật liệu sinh học được chiết xuất từ tế bào biểu bì của con người, có khả năng lót vào vùng da mỏng và đóng vai trò là lớp đệm tốt cho da. Sụn có tính tương hợp cao và hoàn toàn có thể thay thế cho sụn vành tai, sụn căn cơ thái dương trong phẫu thuật nâng mũi bọc sụn.
Có thể nói, Surederm là loại sụn thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả và có cấu tạo tương tự như sụn tự thân.
Surederm
3.2 Mô da nhân tạo Supporix
Sụn bọc đầu mũi Surederm được làm từ chất liệu có chiết xuất từ tế bào biểu bì của da heo và được xử lý bằng công nghệ Acellular Dermal Matrix.
Sụn có chất liệu an toàn và thân thiện với cơ thể con người nên không bị đào thải khi sử dụng. Ngoài ra, sụn đóng vai trò như một “tấm đệm” giúp bao bọc và bảo vệ phần mũi, tránh bị tình trạng lộ sóng hay bóng đỏ.
Sụn Supporix
3.3 Sụn tự thân
Sụn cân cơ thái dương
Đây là loại sụn nằm ở vùng thái dương. Sụn có đặc tính rất dai và dày giúp tạo hình cho vùng đầu mũi. Ưu điểm của loại sụn này là có khả năng thích nghi cực cao và ít bị co rút nên giữ được dáng mũi lâu dài.
Sụn cân cơ thái dương