Sụn nâng mũi sinh học ePTFE là gì? Có những loại sụn sinh học ePTFE nào?

Sụn sinh học ePTFE đang là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong ngành thẩm mỹ nâng mũi.

Vậy sụn sinh học là gì?

Có những loại sụn sinh học nào?

Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm những thông tin nhé!

Sụn nâng mũi sinh học ePTFE là gì?

Chất liệu ePTFE (expanded polytetrafluoroethylene)

Năm 1969, Wilbert L.Gore, Robert Gore và cộng sự (Mỹ) đã nghiên cứu công nghệ kéo dãn PTFE  tạo ra ePTFE, một chất liệu dai chắc xốp với nhiều lỗ nhỏ li ti kích thước 10-30 um, có khả năng chống thấm nước và bay hơi nước, được đăng ký bản quyền sáng chế năm 1976. Năm 1978, chất liệu này được tung ra thị trường với tên thương mại Gore-Tex, có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. 

ePTFE được Soyer sử dụng lần đầu tiên năm 1972 để nối ghép mạch máu. Năm 1983 được Neel sử dụng trong tạo hình cho vùng mặt. Năm 1993 được FDA cho phép sử dụng trong tạo hình thẩm mỹ. Gore-tex được sử dụng dưới 2 dạng: tấm lưới & khối rắn (dạng tấm lưới có lỗ nhỏ hơn dạng khối và mềm hơn).

Ban đầu, tạo hình mũi bằng chất liệu ePTFE đi đầu là Gore-tex thường sử dụng dạng khối rắn để có thể đẽo gọt, tạo hình. Sau đó các thanh độn sống mũi silitex được ra đời (bên trong lõi là silicon và bên ngoài phủ lớp màng ePTFE). Ngày nay, nhiều nhà sản xuất cho ra đời các thanh độn tạo hình sống mũi với chất liệu toàn bộ là ePTFE (Superform, Surgiform,…) có hình dáng và kích thước khác nhau, phù hợp mọi ý muốn của phẫu thuật viên và khách hàng.

Đặc điểm sống mũi bằng chất liệu ePTFE:

  • Ít bị vôi hóa hơn silicon nhưng khó tạo hình, đẽo, gọt hơn silicon.
  • Có thể nắn chỉnh định dạng sau khi đặt.
  • Không tạo thành bao xơ như silicon do mô lân cận phát triển và dính liền với implant nên ít bị vặn xoắn, ít di động hơn và khó lấy ra khi cần.

Tuy nhiên với những mũi đã làm (sóng silicon) đã hình thành bao xơ cũ thì khi phẫu thuật lại khó lấy hết bao xơ. Tới khi thay vật liệu ePTFE, mô lân cận sẽ khó để dính liền với implant hơn khi được đặt vật liệu ePTFE ngay từ lần đầu.

Nâng mũi sụn sinh họcNâng mũi sụn sinh học

Có những loại sụn sinh học nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sụn sinh học được sử dụng phổ biến là sụn Superform và sụn Surgiform:

Sụn Superform

Là một trong những loại sụn tốt nhất và là lựa chọn hàng đầu của nhiều thẩm mỹ viện và khách hàng, sụn Superform mang đến một loạt ưu điểm đáng chú ý:

  • Với thành phần cấu tạo là 100% ePTFE, sụn Superform có độ tương thích với cơ thể rất cao, với tỷ lệ độ tương thích lên đến 95% theo nghiên cứu. Do đó, khi nâng mũi bằng sụn Superform, tỷ lệ không tương thích, kích ứng, và đào thải là rất thấp, giúp tăng tốc quá trình hồi phục.
  • Với thiết kế bề mặt có lưới micro siêu nhỏ và tích hợp lớp mô mềm, sụn Superform không chỉ giúp tạo nên một kết quả mũi cao tây tự nhiên mà còn giữ cho nó không bị cứng và thô. Đồng thời khắc phục được tình trạng mũi bị bóng đỏ hoặc lộ sụn. Hơn nữa, thiết kế đặc biệt này còn giúp mũi duy trì hình dáng và giảm thiểu sự thay đổi không mong muốn.

Sụn SuperformSụn Superform

Sụn Surgiform

Surgiform là tên gọi của một loại sụn được sản xuất từ ePTFE, nhằm mục đích tạo hình cho sống mũi. Vật liệu này có độ vặn xoắn tốt, trọng lượng nhẹ và bề mặt mềm mịn. Nhờ vào đặc tính này, Surgiform cho phép tạo dáng mũi theo kiểu thẳng dạng “L Line” hoặc cong dạng “S Line” phù hợp với từng khuôn mặt.

Phương pháp nâng mũi bằng Surgiform đang được các chuyên gia và bác sĩ thẩm mỹ cũng như những người yêu thẩm mỹ ưa chuộng ngày càng nhiều. Sụn Surgiform xuất xứ từ Hoa Kỳ và đã được chứng nhận chất lượng bởi các tổ chức uy tín, đảm bảo độ tương thích cao với cơ thể. Do đó, việc sử dụng sụn Surgiform giúp tạo ra kết quả nâng mũi đẹp và có thể duy trì gần như vĩnh viễn, không gây lo lắng về việc bị đào thải bởi cơ thể.

Sụn SurgiformSụn Surgiform

Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ đã cung cấp tất cả các thông tin về nâng mũi sụn sinh học ePTFE. Hi vọng thông tin bổ ích vừa rồi sẽ giúp bạn lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhất cho cánh mũi của mình.