Việc sở hữu một chiếc mũi dáng S-line đẹp tự nhiên là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng có dáng mũi ưng ý và phù hợp với khuôn mặt. Vì vậy để có được dáng mũi S-line cần phải trải qua quá trình phẫu thuật và sử dụng sụn nâng mũi. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại sụn nâng mũi phổ biến ứng dụng trong nâng mũi dáng S-line.
Thế nào là mũi S-line?
Nâng mũi S-line là phương pháp nâng mũi tạo hình chữ S nối dài từ trán đến đầu mũi. Đường cong hình chữ S được tạo thành từ việc nối 3 điểm lại với nhau: điểm giữa chân mày, điểm giữa hai khóe mắt và đỉnh mũi.
Đây được coi là phương pháp chỉnh hình dáng mũi toàn diện vì không chỉ tác động đến sống mũi, mà cả đầu mũi, cánh mũi, lỗ mũi cũng có sự thay đổi. Phương pháp này giúp nâng và tạo độ võng tự nhiên cho sống mũi. Cùng với đó, đầu mũi được tạo hình thon gọn hơn, cánh mũi được thu nhỏ hơn và hai lỗ mũi được tạo hình cân xứng.
Dáng mũi S-line phù hợp khuôn mặt người châu Á
Dáng mũi S-line có vẻ đẹp thanh thoát, tự nhiên, đặc biệt phù hợp với đường nét khuôn mặt của người châu Á. Phương pháp nâng mũi S-line sẽ khắc phục được nhiều khuyết điểm về mũi như: mũi gãy, tẹt, hếch, đầu mũi và cánh mũi to,…
Phương pháp này được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao, được ưa chuộng tại xứ sở Kim chi và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Các loại sụn nâng mũi ứng dụng trong nâng mũi S-line
Sụn nâng mũi là vật liệu được thêm vào giúp định hình dáng mũi. Sụn nâng mũi được chia thành 2 loại chính là sụn tự thân và sụn nhân tạo.
Sụn tự thân
Sụn tự thân là loại sụn được lấy trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân. Tùy vào vị trí lấy sụn mà sụn tự thân được chia thành các loại chính sau:
- Sụn vách ngăn mũi: là phần sụn ngăn giữa đường mũi trái và đường mũi phái, thường được ưu tiên lựa chọn do mức độ rủi ro thấp.
- Sụn vành tai: được lấy từ vành tai, có độ dày vừa phải và nét cong tự nhiên.
- Sụn sườn: lấy từ phần sườn trên cơ thể, có độ chắc chắn cao nhưng dễ bị vênh, cần thời gian để tương thích.
- Sụn thái dương: lấy từ vùng thái dương, có độ dày và dai.
Sụn tự thân có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Mức độ tương thích gần như tuyệt đối nên giảm tối đa nguy cơ đào thải, dị ứng
- Khắc phục được các khuyết điểm hay gặp phải ở phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo như lộ sống mũi, bóng đầu mũi, sưng, viêm,…
Sụn tự thân được lấy trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân
Những hạn chế của sụn tự thân có thể kể đến là:
- Chi phí phẫu thuật cao
- Đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao do kỹ thuật phẫu thuật phức tạp, thời gian thực hiện dài
- Ngoài vết thương ở vị trí phẫu thuật, bệnh nhân phải chịu đựng cả vết thương ở vị trí lấy sụn
- Nguy cơ bị biến dạng do sụn tự thân bị co rút hoặc to lên so với kích thước ban đầu
- Không thể áp dụng cho mọi đối tượng vì có những người trên cơ thể không đủ sụn đạt tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật
Sụn nhân tạo
Sụn nhân tạo là loại sụn được tạo thành từ các chất liệu nhân tạo như silicone, chất liệu sinh học ePTFE,…
Sụn nhân tạo có ưu điểm sau:
- Chi phí phẫu thuật thấp hơn so với khi sử dụng sụn tự thân
- Đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể dễ dàng cắt gọt theo ý muốn, phù hợp với nhiều dáng mũi khác nhau
- Được đánh giá là thủ thuật phẫu thuật đơn giản hơn so với sử dụng sụn tự thân
Một hạn chế của sụn nhân tạo đó là:
- Dễ gặp rủi ro như biến dạng, xô lệch,… nếu kỹ thuật phẫu thuật thiếu chuẩn xác hoặc sử dụng loại sụn kém chất lượng của những cơ sở thẩm mỹ không uy tín
Tùy từng phương pháp nâng mũi (cấu trúc, bán cấu trúc, bọc sụn,…) mà bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng sụn tự thân, sụn nhân tạo hoặc kết hợp cả 2 loại để tạo nên dáng mũi S-line phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Từ những phân tích trên có thể thấy sụn tự thân hay sụn nhân tạo đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc sử dụng sụn nâng mũi nào để nâng mũi S-line tự nhiên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tài chính, sở thích của cá nhân, hiện trạng mũi ban đầu,…