Giải pháp phòng ngừa và xử lý tình trạng bóng đỏ đầu mũi

Nếu đang quan tâm đến phẫu thuật nâng mũi, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến tình trạng bóng đỏ đầu mũi sau khi nâng. Đây là vấn đề rất nhiều người gặp phải gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm đầu mũi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và làm sao để phòng ngừa, xử lý đỏ đầu mũi? Cùng Meditab đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

Bóng đỏ đầu mũi sau nâng: Bình thường hay bất thường?

Đầu mũi bị sưng và bóng đỏ là một trong những hiện tượng thường gặp sau nâng mũi. Sau khi bác sĩ tháo nẹp cố định, phần đầu mũi sẽ bị sưng to và bóng đỏ, chưa cân đối với khuôn mặt và sống mũi. 

Bóng đỏ đầu mũi là tình trạng thường gặp sau khi nâng mũi

Hiện tượng này sẽ là bình thường nếu nó được cải thiện sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Sau đó mũi sẽ dần ổn định, đầu mũi cũng sẽ bớt sưng và không còn bị bóng đỏ nữa. 

Tuy nhiên nếu đầu mũi bị bóng đỏ lâu ngày không được cải thiện thì đây là dấu hiệu bất thường cho thấy bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề khác như nhiễm trùng, phản ứng viêm, dị ứng, sụn nâng mũi quá cứng hoặc da đầu mũi quá mỏng.

Bạn nên đến ngay cơ sở nâng mũi để được thăm khám, xác định chính xác vấn đề và có hướng xử lý phù hợp.

Phòng ngừa và xử lý tình trạng bóng đỏ đầu mũi do da mũi mỏng

Da mũi quá mỏng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng. Da mỏng có thể làm cho sụn hoặc vật liệu nâng mũi lộ rõ hơn, gây ra bóng đỏ, khiến mũi mất thẩm mỹ và không đạt được vẻ đẹp như kỳ vọng.

Để phòng ngừa tình trạng này, trước khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vùng mũi của khách hàng để xác định độ dày của da mũi. Trường hợp da mũi mỏng hoặc khách hàng muốn nâng mũi cao tây, cần thực hiện thêm kỹ thuật bọc đầu mũi (hay còn gọi nâng mũi bọc sụn) để tạo lớp mô đệm phân cách giữa chất liệu độn và phần đầu mũi, qua đó giúp phần đầu mũi trở nên dày hơn, bảo vệ khỏi nguy cơ bóng đỏ, lộ sóng.

Nâng mũi bọc sụn giúp bảo vệ đầu mũi, phòng ngừa bóng đỏ, lộ sóng

Với trường hợp khách hàng đã thực hiện nâng mũi và gặp tình trạng bóng đỏ đầu mũi kéo dài trên 3 tháng cần đến lại nơi đã phẫu thuật để được thăm khám. Người hiểu rõ nhất tình trạng mũi của bạn chính là bác sĩ đã phẫu thuật mũi cho bạn. Do đó khi gặp bất cứ vấn đề gì cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật  để được khám và xử lý phù hợp. 

Những lựa chọn bọc đầu mũi tốt nhất hiện nay

Để hạn chế và phòng ngừa các rủi ro khi nâng mũi như bóng đỏ, lộ sóng, thủng đầu mũi,…bác sĩ khuyến cao nên thực hiện nâng mũi bọc sụn. 

3 lựa chọn bọc đầu mũi tốt nhất hiện nay bao gồm:

Sụn vành tai

Sụn vành tai là lựa chọn hàng đầu khi bọc đầu mũi. Đây là sụn tự thân, được lấy từ vành tai của chính bệnh nhân, do đó có tính tương thích cao với cơ thể và ít gây ra phản ứng đào thải. 

Hơn nữa khi bọc đầu mũi bằng sụn vành tai sẽ đem lại cảm giác tự nhiên khi chạm vào và không gây ra hiện tượng bóng đỏ hay lộ sóng.

Sụn vành tai được ưu tiên sử dụng để bọc đầu mũi

Mô da nhân tạo Supporix

Supporix là một chất liệu nhân tạo, được chiết xuất từ tế bào biểu bì của da heo và xử lý bằng công nghệ Acellular Dermal Matrix. Supporix là dạng vô bào nhân tạo, được bào chế như một thành phần da của cơ thể với thành phần chính là Collagen I và III, tương tự như da người.

Supporix được sử dụng để bọc đầu mũi, thay thế cho chất liệu tự thân giúp bao bọc, bảo vệ và ngăn ngừa các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng. Khách hàng sử dụng Supporix sẽ sở hữu dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên, không bị đào thải do phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Supporix

Mô da nhân tạo Surederm

Surederm được chế tạo từ tế bào biểu bì da của người, có tính tương hợp cao và là mô đệm tốt cho da. Surederm thường được sử dụng để lót vào vùng da đầu mũi, phía trên sụn nhân tạo , đóng vai trò là lớp đệm trong quá trình nâng mũi giúp phòng ngừa bóng đỏ, lộ sóng, nâng độ cao đầu mũi. 

Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Surederm

Mô da nhân tạo có ưu điểm là không bị co rút như sụn vành tai, sau khi được cấy ghép sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép và hợp nhất với mô tự nhiên của cơ thể tạo thành cấu trúc vững chắc.