Nên lựa chọn sụn nâng mũi tự thân hay sụn nâng mũi nhân tạo?

Nên lựa chọn sụn nâng mũi tự thân hay sụn nâng mũi nhân tạo hẳn là phân vân của khá nhiều người khi có ý định nâng mũi. Trên thực tế, cả hai loại chất liệu đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Để giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, hãy cùng Meditab tìm hiểu về 2 loại chất liệu này nhé!

Sụn nâng mũi tự thân

Sụn tự thân có thể hiểu là chất liệu sụn sống, được lấy trực tiếp từ các bộ phận ở trên cơ thể của bệnh nhân. Khi muốn nâng cao sống mũi, thường dùng sụn sườn. Còn để bọc đầu mũi, các bác sĩ sẽ sử dụng phần sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn.

Sụn tự thân được lấy trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân

Sụn tự thân được lấy trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân

1.1. Ưu điểm

– Sụn tự thân có độ tương thích lên tới tận 99%, hạn chế dị ứng và những nguy cơ đào thải.

– Nâng mũi sụn tự thân sẽ khắc phục được các biến chứng, lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, viêm sưng,…

– Việc dùng sụn tự thân sẽ đảm bảo mang đến dáng mũi mềm mại, tự nhiên và thanh thoát.

– Về hiệu quả thẩm mỹ thì do sử dụng sụn tự thân để bọc đầu mũi nên mũi cao, thẳng, thon gọn và đầu mũi rất đẹp, tự nhiên.

1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, thì nâng mụn bằng sụn tự thân cũng có một số nhược điểm dưới đây:

– Thực hiện phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với sụn nhân tạo.

– Vì là sụn tự thân nên bác sĩ phải mổ ở vị trí lấy sụn, quy trình sẽ diễn ra phức tạp hơn và hậu phẫu thì bạn cần chăm sóc cả phần mũi và vết mổ ở chỗ lấy sụn tự thân.

– Không phải ai cũng có thể lựa chọn phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Bởi có những người không đủ sụn để phẫu thuật, ví dụ như sụn vành tai quá mỏng không đủ để bọc đầu mũi hay sụn sườn quá ngắn hoặc quá mềm không thể dùng làm trụ sóng mũi. 

– Do bản chất sụn tự thân còn có sự co rút và sụn sườn sau khi đặt vào khoang mũi sụn sẽ tiếp tục tiếp tục to lên. Đã có rất nhiều trường hợp thời gian đầu mũi nâng bằng sụn tự thân rất đẹp nhưng sau một thời gian bị nhăn nhúm hoặc biến dạng và không còn đẹp như lúc đầu.

– Quá trình phẫu thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi, có tay nghề cao.

Sụn nâng mũi nhân tạo

Sụn nâng mũi nhân tạo được sản xuất theo hình dạng mũi, nhiều kích thước và có độ mềm dẻo vừa phải. Sụn nhân tạo được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau, phù hợp với từng đối tương khách hàng như: silicone, chất liệu sinh học ePTFE, mô da nhân tạo,….. Vậy sử dụng sụn nâng mũi nhân tạo có ưu điểm và nhược điểm gì?

Sụn nâng mũi nhân tạo có độ bền và an toàn caoSụn nâng mũi nhân tạo có độ bền và an toàn cao

2.1. Ưu điểm

– Sụn nâng mũi nhân tạo có độ bền và an toàn cao.

– Có thể tạo sống mũi cao và chuẩn theo ý muốn

Sụn nhân tạo được chia ra làm nhiều loại size khác nhau theo khuôn mũi chuẩn. Khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ cũng không phải cắt gọt quá nhiều như phương pháp nâng mũi sụn tự thân. Nhờ vậy mà độ chính xác cũng cao hơn và thời gian phẫu thuật cũng được rút ngắn đáng kể.

– Các công đoạn phẫu thuật khi sử dụng sụn nhân tạo được các bác sĩ đánh giá là đơn giản hơn so với phương pháp dùng sụn tự thân.

– Khi nâng mũi chỉ can thiệp đặt sụn vào khoang mũi nên tiết kiệm khá nhiều chi phí so với chỉnh hình toàn bộ cấu trúc của mũi.

– Sụn nâng mũi nhân tạo có kích cỡ đa dạng, có độ bền cao và được bảo hành bởi các nhãn hàng nổi tiếng, uy tín.

2.2. Nhược điểm

– Nên dùng sụn nâng mũi nhân tạo với những khuôn mặt ít khuyết điểm. Ví dụ như mũi tẹt cần nâng cao ở mức cơ bản. Do đó, sụn nhân tạo không phù hợp sử dụng trong các trường hợp thu gọn cánh mũi hay thu nhỏ hoặc kéo dài đầu mũi.

– Nếu sử dụng loại sụn không phù hợp, dáng mũi sau khi sửa có thể bị đơ, cứng không được mềm mại như mũi thật.

– Đặc biệt, nếu sử dụng sụn kém chất lượng sẽ dẫn đến kích ứng, lộ sóng mũi. Nghiêm trọng hơn là bị bóng đỏ đầu mũi, để lâu có thể dẫn đến hoại tử. Bởi vậy, chúng ta cần lựa chọn các loại sụn nhân tạo đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng được cung cấp bởi các công ty uy tín.

Vậy nên chọn nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo tốt hơn?

Nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế riêng. Để đưa ra lựa chọn đúng đắn, ta cần phải căn cứ dựa trên các yếu tố như mục đích, tình trạng sức khỏe, tài chính và tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ.

Mục đích phẫu thuật: Nếu bạn có mong muốn chỉnh sửa mũi nhỏ hơn, nâng mũi cao nhiều, thì sụn tự thân là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng độ cao vừa phải hoặc tạo hình mũi khác với ban đầu thì sụn nhân tạo có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Tình trạng sụn mũi: Nếu sụn mũi của bạn còn khỏe mạnh, không bị hư hại thì nên sử dụng sụn tự thân là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sụn mũi đã bị hỏng hoặc mất đi một phần thì sụn nâng mũi nhân tạo có thể được sử dụng để tái tạo lại kết cấu của mũi.

Tình trạng sức khỏe: Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của từng khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên nên chọn loại sụn nào để mang lại kết quả tốt.

Chi phí phẫu thuật: Sụn nâng mũi tự thân thường có chi phí cao hơn sụn nâng mũi nhân tạo vì có quá trình lấy sụn và xử lý khó khăn hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn phù hợp với kinh tế thì có thể lựa chọn sụn nhân tạo.

Như vậy, nâng mũi bằng sụn tự thân hay nhân tạo còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mục đích và mong muốn của bạn. Hãy có sự cân nhắc và nên thảo luận kỹ với bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho chính mình.