Nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn: nên hay không?

Sụn tự thân được đánh giá là chất liệu nâng mũi rất tốt. Bởi nó được lấy từ cơ thể con người nên độ tương thích 100%, không bị dị ứng, đào thải. Đó là lý do bác sĩ luôn ưu tiên sử dụng sụn tự thân trong nâng mũi. Tuy nhiên việc sử dụng hoàn toàn sụn tự thân cho một ca nâng mũi thì có thực sự tốt? Cùng Meditab tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Các chất liệu sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi

Sụn tự thân là các loại sụn được lấy từ chính cơ thể của người thực hiện nâng mũi như sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn,…

Chất liệu tự thân đã được ứng dụng trong nâng mũi từ rất lâu. Ưu điểm của nâng mũi bằng sụn tự thân là độ tương thích 100% nên rất an toàn, không bị dị ứng, đào thải, ít biến chứng, tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên. Nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn là lựa chọn tuyệt vời cho một ca nâng mũi đẹp và an toàn.

Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng, mỗi loại sụn tự thân sẽ có những đặc tính riêng và phù hợp cho từng vị trí nhất định trên mũi. 

Một số chất liệu độn tự thân được sử dụng trong nâng mũi

Bọc đầu mũi bằng sụn vành tai

Điển hình như sụn tai là loại sụn cong có đặc tính rất mềm mại và tính chất co rút nhất định, do đó cần phải áp dụng đúng chỗ. Sụn tai thường chỉ để bọc đầu mũi chứ không thể sử dụng cho phần sóng mũi. Nếu dùng sụn tai đặt sóng một thời gian có thể gây co rút, nhăn nhúm, mất thẩm mỹ.

Nâng cao sóng mũi bằng sụn sườn

Sóng mũi là phần cần loại sụn thẳng. Thường thì phần sóng mũi sẽ sử dụng sụn nhân tạo như sụn silicone hoặc sụn sinh học vì khả năng định hình tốt, tạo dáng mũi cao thẳng, bền vững với thời gian. 

Trường hợp khách hàng nào không muốn dùng sụn nhân tạo thì có thể dùng sụn sườn có độ cứng cao để thực hiện nâng cao sóng mũi, chứ tuyệt đối không nên dùng sụn tai. 

Tuy nhiên để nâng mũi bằng sụn sườn sẽ rất phức tạp, chi phí đắt đỏ và bác sĩ phải có tay nghề cao. Để tiết kiệm thời gian, chi phí, bạn có thể cân nhắc sử dụng sụn nhân tạo. Hiện nay các loại sụn nhân tạo cũng có độ an toàn rất cao. Đặc biệt là sụn sinh học e-PTFE 

Dựng trụ mũi bằng sụn sườn hoặc sụn vách ngăn

Trong trường hợp bạn cần dựng trụ mũi mà muốn sử dụng sụn tự thân thì có thể dùng sụn sườn hoặc sụn vách ngăn. Đây là 2 loại sườn có độ cứng cao, ít bị co rút giúp đảm bảo sự bền vững của trụ mũi theo thời gian.

Nên hay không nên nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân?

Sụn tự thân với nhiều ưu điểm tuyệt vời là lựa chọn số 1 cho các ca chỉnh hình mũi. Đặc biệt là khi bạn sử dụng đúng loại sụn tự thân cho từng vị trí phù hợp sẽ mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao, đảm bảo an toàn. 

Tuy nhiên quá trình thực hiện nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân sẽ rất phức tạp, đau đớn và mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng do bạn vừa phải chịu đựng vết mổ ở mũi vừa phải phẫu thuật các vị trí khác để lấy sụn tự thân. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cũng phải có tay nghề cao để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tối ưu. Một vấn đề khác là chi phí nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân cao hơn rất nhiều so với nâng mũi sụn nhân tạo. 

nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn cho kết quả thẩm mỹ tự nhiên nhưng chi phí cao

Thay thế sụn tự thân bằng sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo sở hữu các ưu điểm là đã được tạo hình sẵn nên không mất nhiều thời gian gọt dũa, chi phí thấp hơn sụn tự thân. Ngoài ra các loại sụn nhân tạo uy tín hiện nay như sụn silicone Mỹ, sụn sinh học e-PTFE cũng có độ tương thích rất cao với cơ thể, hạn chế tình trạng dị ứng, đào thải,…nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn để thay thế cho sụn tự thân để nâng cao sóng mũi.

Với phần đầu mũi, nếu không có hoặc muốn sử dụng sụn tự thân, bạn có thể lựa chọn mô da nhân tạo với các đặc tính tương tự như da người, giúp bảo vệ phần đầu mũi, hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sóng.

Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Surederm

Với kỹ thuật dựng trụ mũi, bạn có thể sử dụng trụ mũi vách ngăn nhân tạo PCL 3D BIO Mesh hoặc vật liệu cấy ghép phẫu thuật Omnipore để thay thế cho sụn tự thân nhờ đặc tính an toàn, bền vững, duy trì cấu trúc chắc chắn cho phần trụ mũi.

Hoặc bạn cũng có thể tận dụng cả ưu điểm của sụn nhân tạo và sụn tự thân bằng cách sử dụng kết hợp cả 2 loại vật liệu trong một ca nâng mũi giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ, đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí. Hàng triệu khách hàng đã lựa chọn nâng mũi bọc sụn kết hợp sụn tai và sụn nhân tạo, nâng mũi cấu trúc dựng trụ kết hợp sụn sườn/sụn vách ngăn và sụn silicone,…và đều nhận được kết quả rất hài lòng. 

Hiểu rõ về từng loại chất liệu nâng mũi sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân, đảm bảo ca nâng mũi diễn ra an toàn, tối ưu chi phí mà vẫn đạt kết quả thẩm mỹ như ý muốn.