Giải đáp: Nâng mũi sụn nhân tạo có nên bọc đầu mũi không?

Nâng mũi sụn nhân tạo có cần thiết phải bọc đầu mũi không là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định thẩm mỹ mũi. Bởi hiện nay có khá nhiều bạn gặp phải tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sóng sau một thời gian nâng mũi. Hiểu rõ những lợi ích từ việc bọc đầu mũi cũng như các trường hợp nên bọc đầu mũi được bác sĩ khuyến cáo sẽ giúp khách hàng đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho tình trạng mũi của mình.

Nâng mũi sụn nhân tạo là gì?

Như chúng ta đã biết, có 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nâng mũi là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Trong đó phương pháp nâng mũi sử dụng chất liệu sụn nhân tạo như silicone, ePTFE để nâng cao sống mũi thì được gọi là nâng mũi sụn nhân tạo.

Sụn nhân tạo được sử dụng phổ biến trong nâng mũi hiện nay

Đây là một trong những kỹ thuật nâng mũi phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt phù hợp với những người muốn cải thiện dáng mũi nhưng không muốn can thiệp quá sâu, không muốn dùng đến sụn tự thân vì sợ đau/chi phí cao hoặc không có đủ sụn tự thân để sử dụng cho toàn bộ ca nâng mũi.

So với nâng mũi sụn tự thân thì sử dụng sụn nhân tạo có nhiều ưu điểm như phẫu thuật nhanh chóng, hồi phục nhanh, chi phí thấp. Đó là lý do ngày càng có nhiều người chọn sụn nhân tạo khi quyết định nâng mũi.

Nâng mũi sụn nhân tạo có nên bọc đầu mũi không?

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả thẩm mỹ nhanh chóng và bền đẹp. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này là dễ gặp tình trạng bóng đỏ, lộ sóng ở đầu mũi, đặc biệt với những người có da mũi mỏng hoặc nâng mũi quá cao.

Để khắc phục vấn đề này, bọc đầu mũi được xem là giải pháp tối ưu, giúp bảo vệ đầu mũi và nâng cao hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ an toàn cho khách hàng. Kỹ thuật bọc đầu mũi được thực hiện bằng cách sử dụng một miếng sụn vành tai (đã được cắt gọt phù hợp) hoặc mô da nhân tạo đặt tại đầu mũi – giữa lớp da mũi và sụn nâng, như một miếng đệm bảo vệ để ngăn ngừa bóng đỏ, lộ sóng.

Bóng đỏ đầu mũi là biến chứng khá phổ biến khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo nếu không bọc đầu mũi

Thêm bước bọc đầu mũi khi nâng mũi với sụn nhân tạo sẽ mang đến những lợi ích sau đây:

  • Giảm nguy cơ bóng đỏ và lộ sóng:

Miếng bọc đầu mũi hoạt động như một lớp đệm giúp giảm lực tác động từ sụn nhân tạo lên da mũi. Qua đó phòng ngừa và hạn chế các biến chứng như bóng đỏ hoặc lộ sóng, đặc biệt ở những người có da mũi mỏng.

  • Bảo vệ và duy trì cấu trúc mũi:

Bọc đầu mũi cũng giúp ngăn ngừa tổn thương da mũi và mô mềm do sụn nhân tạo cứng gây ra, giữ dáng mũi mới ổn định và bền đẹp theo thời gian.

  • Đem lại dáng mũi tự nhiên hơn:

Bọc đầu mũi giúp đầu mũi trở nên mềm mại và hài hòa với khuôn mặt, mang đến sự tự nhiên cho dáng mũi mới.

Những ai nên bọc đầu mũi?

Với những lợi ích kể trên, có thể thấy bọc đầu mũi là điều nên làm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Tuy nhiên không phải tất cả mọi khách hàng khi nâng mũi sụn nhân tạo đều phải bọc đầu mũi. 

Theo đó các trường hợp khách hàng nên bọc đầu mũi gồm:

  • Những khách hàng muốn nâng mũi cao, làm tăng áp lực lên đầu mũi.
  • Da mũi của khách hàng mỏng, dễ bị tổn thương khi đặt sụn nhân tạo.
  • Khách hàng sử dụng sụn silicone có độ cứng cao, dễ gây bóng đỏ hoặc lộ sóng.
Khắc phục biến chứng bóng đỏ do da mũi mỏng
khách hàng có da mũi mỏng nên thực hiện bọc đầu mũi để bảo vệ đầu mũi, giảm thiểu tình trạng bóng đỏ, lộ sóng

Ngược lại, một số khách hàng có thể cân nhắc không bọc đầu mũi nếu thuộc các trường hợp sau để giúp giảm bớt chi phí phẫu thuật:

  • Khách hàng có da mũi dày, độ đàn hồi tốt, ít chịu tác động từ sụn silicone.
  • Khách hàng sử dụng các vật liệu nâng mũi cao cấp như sụn sinh học e-PTFE (Gore-Tex) với độ mềm mại và tương thích cao, không gây áp lực lớn lên đầu mũi. 

Bọc đầu mũi bằng vật liệu nào?

Bọc đầu mũi có thể được thực hiện bằng hai loại chất liệu là sụn tự thân và mô da nhân tạo.

Trong đó, sụn tự thân (thường là sụn vành tai) được lấy từ chính cơ thể khách hàng có ưu điểm vượt trội về độ an toàn và khả năng tương thích sinh học cao, đồng thời mang lại cảm giác tự nhiên cho đầu mũi. Tuy nhiên, việc sử dụng sụn tự thân đòi hỏi phải thực hiện thêm một ca phẫu thuật để lấy sụn, gây đau và kéo dài thời gian hồi phục. Chi phí nâng mũi bọc sụn tự thân cũng cao hơn nhiều so với mô da nhân tạo.

Sụn vành tai là lựa chọn phổ biến để bọc đầu mũi

Nếu khách hàng ngại đau, không muốn lấy sụn tự thân hoặc không có đủ sụn tự thân để sư dụng thì mô da nhân tạo như Supporix hoặc Surederm là những lựa chọn bọc đầu mũi thay thế hoàn hảo cho sụn tự thân. 

Các sản phẩm mô da nhân tạo được bào chế theo quy trình hiện đại, có độ tương thích cao với cơ thể, nhiều lựa chọn về độ dày giúp tạo dáng mũi tự nhiên, giảm đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục. Ngoài ra chi phí nâng mũi bọc sụn nhân tạo cũng thấp hơn nhiều, phù hợp cho những khách hàng muốn nâng mũi an toàn với ngân sách hạn chế.

Supporix và Surederm là 2 loại bọc đầu mũi nhân tạo cao cấp hiện nay

Về cơ bản, bọc đầu mũi là điều nên làm khi sử dụng sụn nhân tạo vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mũi cũng như nhu cầu và mức độ tài chính của từng khách hàng để qua đó đưa ra lời khuyên phù hợp nhất để đảm bảo tất cả các ca nâng mũi đều được thực hiện an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.