Nâng mũi sụn Mỹ có cần bọc đầu mũi không?

Sụn Mỹ là vật liệu nâng mũi cao cấp, được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ nhờ tính an toàn và khả năng duy trì hình dáng mũi ổn định. Tuy nhiên, do bản chất là vật liệu tổng hợp, sụn Mỹ có nguy cơ gây lộ sóng, bóng đỏ, đặc biệt ở những trường hợp da mũi mỏng hoặc nâng mũi quá cao. Điều này đặt ra câu hỏi liệu có cần bọc đầu mũi khi sử dụng sụn Mỹ để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tối ưu và hạn chế biến chứng?

Nâng mũi sụn Mỹ là gì?

Nâng mũi sụn Mỹ là phương pháp chỉnh sửa mũi sử dụng chất liệu sụn silicone nhập khẩu từ Mỹ, đã được kiểm định và đánh giá cao về độ an toàn cũng như khả năng tương thích với cơ thể. Trong đó, sụn USA Meditab là dòng sụn Mỹ được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay nhờ những đặc tính vượt trội:

Sụn Mỹ được FDA chứng nhận về chất lượng và độ an toàn nên được sử dụng phổ biến trong nâng mũi
  • Chất liệu silicone y tế cao cấp, đã được FDA chứng nhận.
  • Sụn có độ mềm dẻo, dễ dàng điều chỉnh hình dáng giúp bác sĩ đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu.
  • Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau.
  • Đàn hồi 100%, bền vững, không bị co rút hay biến dạng theo thời gian.
  • Mang lại dáng mũi thanh thoát, tự nhiên.

Nâng mũi sụn Mỹ có cần bọc đầu mũi?

Sụn Mỹ là một loại sụn nhân tạo cao cấp, có độ an toàn cao và giúp tạo dáng mũi đẹp nhờ khả năng giữ form tốt, không bị co rút theo thời gian. Tuy nhiên vì là vật liệu nhân tạo, nâng mũi sụn silicone Mỹ vẫn có nguy cơ gây lộ sóng, bóng đỏ, đặc biệt đối với những người có da mũi mỏng, tái phẫu thuật hoặc nâng sống mũi quá cao.

Trên thực tế, hơn 90% trường hợp nâng mũi bằng sụn nhân tạo đều được bọc đầu mũi để đảm bảo độ bền vững và tự nhiên. Bọc đầu mũi đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ, ngăn cách trực tiếp giữa sụn nâng mũi và da mũi.  Việc bọc đầu mũi không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng bóng đỏ, lộ sóng mà còn làm cho đầu mũi mềm mại hơn, tránh cảm giác thô cứng giúp dáng mũi đẹp tự nhiên, thanh thoát.

Bọc đầu mũi là kỹ thuật cần thiết khi nâng mũi bằng sụn silicone Mỹ nói riêng và sụn nhân tạo nói chung

Những trường hợp nâng mũi nên bọc đầu mũi khi nâng sụn Mỹ bao gồm:

  • Người có da mũi mỏng: Khi da mũi quá mỏng, phần sụn nâng có thể bị lộ rõ theo thời gian, dẫn đến tình trạng bóng đỏ hoặc thậm chí lộ sóng mũi. Việc bọc đầu mũi giúp bảo vệ mô da và giảm áp lực lên phần đầu mũi.
  • Người nâng sống mũi cao: Càng nâng mũi cao, áp lực lên vùng da đầu mũi càng lớn, dễ gây bóng đỏ, căng tức. Bọc đầu mũi giúp tạo lớp đệm bảo vệ, tránh tổn thương da.
  • Người từng phẫu thuật mũi trước đó (tái phẫu thuật): Những người sửa lại mũi thường có cấu trúc da mũi yếu hơn, dễ gặp biến chứng nếu không có lớp bảo vệ thích hợp.
  • Người muốn dáng mũi mềm mại, tự nhiên: Việc bọc đầu mũi giúp đầu mũi có độ tròn, mềm mại hơn, tránh cảm giác thô cứng do sụn nhân tạo.

Các vật liệu bọc đầu mũi phù hợp với sụn Mỹ

Hiện nay có hai loại vật liệu phổ biến được sử dụng để bọc đầu mũi khi nâng mũi sụn Mỹ là sụn vành tai và mô da nhân tạo.

Bọc đầu mũi bằng sụn vành tai

Sụn vành tai là loại sụn tự thân được lấy từ vùng tai của chính khách hàng. Đây là lựa chọn phổ biến nhất để bọc đầu mũi vì:

  • Có độ tương thích sinh học cao, giảm nguy cơ đào thải.
  • Giúp bảo vệ đầu mũi khỏi tình trạng bóng đỏ, lộ sóng.
  • Duy trì độ mềm mại và tự nhiên cho đầu mũi.

Tuy nhiên, sụn vành tai có nhược điểm là khối lượng hạn chế, chỉ đủ để bọc một phần đầu mũi, không thể thay thế hoàn toàn phần sụn nâng. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp thêm vật liệu khác để tối ưu hiệu quả.

Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo

Mô da nhân tạo như Supporix và Surederm là giải pháp hiện đại dành cho những khách hàng không có đủ sụn tự thân hoặc muốn nâng cao tính an toàn. Chúng được bào chế từ mô da người hoặc biểu bì da heo, đã trải qua quy trình xử lý bằng công nghệ hiện đại đảm bảo độ tương thích cao với cơ thể và mang lại nhiều lợi ích vượt trội:

Nâng mũi bằng sụn Mỹ kết hợp bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Surederm mang lại dáng mũi đẹp bền vững 
  • Bảo vệ đầu mũi tối đa, ngăn chặn tình trạng lộ sóng, bóng đỏ.
  • Không cần lấy sụn tự thân, giúp khách hàng tránh được phẫu thuật ở vùng tai.
  • Dáng mũi mềm mại, tự nhiên, không bị căng cứng hay thô cứng.
  • Giảm nguy cơ biến chứng, phù hợp với những ca nâng mũi có cơ địa da mỏng hoặc tái phẫu thuật.

Nhìn chung, việc bọc đầu mũi khi nâng mũi sụn Mỹ không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ khuyến khích áp dụng nhờ hiệu quả tăng độ bền vững của dáng mũi và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Trên thực tế, chi phí bọc đầu mũi không quá cao so với những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Do đó, đa số khách hàng lựa chọn bọc đầu mũi để đảm bảo kết quả thẩm mỹ ổn định, tự nhiên và duy trì lâu dài theo thời gian.