Trong phẫu thuật nâng mũi, bên cạnh việc chỉnh sửa sống mũi, cánh mũi thì trụ mũi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của dáng mũi. Nếu trụ mũi của khách hàng gặp phải các vấn đề như yếu, ngắn, lệch vẹo,…cần phải thực hiện tiến hành nâng mũi dựng trụ để khắc phục các nhược điểm trên, mang lại cho khách hàng dáng mũi đẹp tự nhiên, hài hòa, cân đối.
Trụ mũi là gì?
Trụ mũi là phần mô nằm giữa hai lỗ mũi, nối liền đầu mũi và nền mũi, phân tách 2 bên lỗ mũi.
Trụ mũi đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc mũi và giữ cho cánh mũi ở đúng vị trí, tạo sự ổn định và cân đối cho toàn bộ mũi. Trụ mũi bình thường phải thẳng và cân đối với các phần khác của mũi. Điều này giúp đảm bảo mũi không bị lệch hoặc cong, đồng thời tạo sự đồng đều và hài hòa cho khuôn mặt.
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, trụ mũi gặp các vấn đề như cong, lệch vẹo,…có thể được điều chỉnh để tạo dáng mũi hài hòa hơn hoặc cải thiện các vấn đề về chức năng mũi. Khi nâng mũi, trụ mũi có thể được làm dài, ngắn, hoặc điều chỉnh hình dạng để đạt được dáng mũi mong muốn.
Các vấn đề thường gặp với trụ mũi
Trụ mũi có thể gặp phải một số vấn đề về cấu trúc và thẩm mỹ, thường do yếu tố bẩm sinh hoặc tai nạn. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp liên quan đến trụ mũi:
- Trụ mũi quá ngắn
Trụ mũi ngắn có thể làm mũi trông thấp, không đủ chiều cao, và thiếu sự thanh tú. Điều này thường cần can thiệp phẫu thuật để kéo dài trụ mũi, giúp mũi có dáng cao hơn.
- Trụ mũi quá dài
Khi trụ mũi quá dài, mũi có thể trông bị nhô ra phía trước quá mức, không hài hòa với các đường nét khuôn mặt. Trong trường hợp này, trụ mũi có thể được cắt ngắn để tạo sự cân đối.
- Trụ mũi không đều
Đôi khi, trụ mũi có thể bị lệch hoặc không đối xứng, dẫn đến mất cân đối giữa hai bên mũi. Điều này có thể gây ra các vấn đề thẩm mỹ và chức năng như khó thở,….
- Trụ mũi yếu
Trụ mũi yếu hoặc không đủ mạnh có thể làm mũi không được hỗ trợ đúng cách, dẫn đến sụp mũi hoặc biến dạng theo thời gian. Việc nâng đỡ trụ mũi bằng vật liệu nhân tạo hoặc sụn tự thân là cách phổ biến để khắc phục.
- Lộ trụ mũi
Khi da ở trụ mũi quá mỏng, nếu khách hàng thực hiện nâng mũi mà không bọc đầu mũi có thể dẫn đến biến chứng lộ trụ mũi gây mất thẩm mỹ và nguy cơ nhiễm trùng cao. Điều này có thể cần can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh hoặc thay thế chất liệu cấy ghép.
- Sẹo ở trụ mũi
Trong các ca phẫu thuật mũi, nếu không chăm sóc tốt, sẹo có thể xuất hiện ở trụ mũi, làm mất tính thẩm mỹ. Sẹo có thể được điều trị bằng các phương pháp thẩm mỹ như laser hoặc tiêm.
Khắc phục các vấn đề về trụ mũi bằng phương pháp nâng mũi dựng trụ
Các vấn đề thường gặp với trụ mũi kể trên có thể được khắc phục hoặc điều chỉnh thông qua phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi dựng trụ giúp cải thiện cả về thẩm mỹ và chức năng mũi.
Nâng mũi dựng trụ là kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện hình dáng và chức năng của mũi, đặc biệt là phần trụ mũ để tạo ra dáng mũi cao thanh tú và ổn định lâu dài.
Khi nâng mũi dựng trụ, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu cấy ghép hoặc các kỹ thuật phẫu thuật để củng cố và điều chỉnh trụ mũi. Phương pháp này thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến trụ mũi như trụ mũi yếu, ngắn, dài hoặc không đều.
Hiệu quả mang lại khi nâng mũi dựng trụ:
- Tạo dáng mũi cao thanh tú, đẹp tự nhiên.
- Cung cấp sự hỗ trợ vững chắc cho phần đầu mũi.
- Khắc phục các nhược điểm của trụ mũi.
- Đảm bảo sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt.
Vật liệu được sử dụng để dựng trụ mũi có thể là sụn tự thân (sụn sườn, sụn vách ngăn) hoặc vật liệu nhân tạo. Trụ mũi nhân tạo được sử dụng để thay thế cho vật liệu tự thân mà vẫn đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, tối ưu chi phí.
Hiện nay 2 loại vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi là trụ mũi vách ngăn sinh học PCL 3D BIO Mesh và vật liệu cấy ghép phẫu thuật Omnipore Matrix Surgical với các ưu điểm khả năng tương thích cao, an toàn, phù hợp để dựng trụ mũi hoặc mở rộng vách ngăn giúp giúp duy trì dáng mũi đẹp và tự nhiên.