Nâng mũi cấu trúc dựng trụ là kỹ thuật chỉnh hình mũi phức tạp và hiện đại nhất hiện nay, can thiệp sâu vào từng chi tiết của dáng mũi. Nắm rõ kỹ thuật nâng mũi cấu trúc giúp khách hàng hiểu hơn về phương pháp này, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý lẫn sức khỏe để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
1. Nâng mũi cấu trúc dựng trụ là gì?
Nâng mũi cấu trúc dựng trụ là kỹ thuật chỉnh hình dáng mũi tiên tiến, tái tạo toàn bộ cấu trúc mũi từ sống mũi đến đầu mũi và trụ mũi, cánh mũi. Kỹ thuật này giúp khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của mũi, tạo dáng mũi cao đẹp, thanh tú và tự nhiên.
Nâng mũi cấu trúc không chỉ cải thiện thẩm mỹ của mũi mà còn giúp điều chỉnh các vấn đề về chức năng mũi như lệch vẹo vách ngăn giúp cải thiện chức năng mũi, loại bỏ các triệu chứng khó chịu do tình trạng đó gây ra.
Những ai nên nâng mũi cấu trúc?
- Người có mũi bị dị tật bẩm sinh hoặc do chấn thương.
- Người sở hữu có nhiều khuyết điểm cần chỉnh sửa để trở nên thẩm mỹ và tự tin hơn.
- Người đã từng phẫu thuật chỉnh sửa mũi nhưng không đạt kết quả như mong muốn cần tái phẫu thuật.
- Người có sống mũi thấp, đầu mũi ngắn hoặc mũi không có trụ cần cải thiện về thẩm mỹ và chức năng mũi.
2. Các chất liệu sử dụng trong nâng mũi cấu trúc dựng trụ
Nâng mũi cấu trúc dựng trụ có thể sử dụng hoàn toàn sụn tự thân hoặc kết hợp sụn tự thân với chất liệu nhân tạo tùy thuộc vào các khuyết điểm cần chỉnh sửa và mong muốn của khách hàng. Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn các chất liệu phù hợp để sử dụng nâng mũi cho từng khách hàng, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất và độ bền vững cho dáng mũi mới.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn
Phương pháp này sử dụng sụn sườn để nâng sống mũi, bọc đầu mũi và dựng trụ mũi. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn được chia làm hai loại chính bao gồm:
- Nâng mũi cấu trúc sụn sườn toàn phần: Sử dụng hoàn toàn sụn sườn tự thân để chỉnh sửa toàn bộ dáng mũi.
- Nâng mũi cấu trúc sụn sườn bán phần: Kết hợp sụn sườn với sụn nhân tạo silicone hoặc sụn sinh học. Thông thường phần sụn nhân tạo sẽ được sử dụng cho ⅔ sống mũi.
Nâng mũi cấu trúc sụn tai kết hợp sụn vách ngăn
Với phương pháp này sẽ sử dụng sụn tai để bọc đầu mũi và sụn vách ngăn để dựng trụ mũi. Phần sống mũi sẽ được nâng cao bằng sụn nhân tạo silicone hoặc sụn sinh học e-PTFE. Việc sử dụng sụn tai và sụn vách ngăn tự thân giúp giảm nguy cơ dị ứng và đào thải, tạo dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên.
Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo
Trường hợp khách hàng không có đủ sụn tự thân hoặc không muốn sử dụng sụn tự thân thì có thể lựa chọn nâng mũi cấu trúc dựng trụ sử dụng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo.
Phương pháp này sử dụng sụn vành tai để bọc đầu mũi kết hợp với sụn nhân tạo như silicone hoặc sụn sinh học để nâng sống mũi. Phần trụ mũi sẽ sử dụng chất liệu sinh học.
3. Các chất liệu nhân tạo có thể sử dụng để thay thế cho sụn tự thân
Trong nâng mũi cấu trúc, sụn tự thân luôn được ưu tiên sử dụng vì chúng có đặc tính hoàn toàn tương thích với cơ thể con người, tránh tình trạng dị ứng hay đào thải. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ lượng sụn tự thân cần thiết. Khi đó, sụn nhân tạo sẽ là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Một số chất liệu nhân tạo được sử dụng để thay thế cho chất liệu tự thân khi nâng mũi cấu trúc dựng trụ:
Mô da nhân tạo bọc đầu mũi
Các loại mô da nhân tạo như supporix và surederm có độ tương thích cực cao với cơ thể được sử dụng để thay thế sụn tai trong việc bọc đầu mũi, giúp ngăn ngừa biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng,…mang lại dáng mũi đẹp mềm mại, thanh thoát tự nhiên.
Trụ mũi vách ngăn sinh học
Các loại trụ mũi nhân tạo như trụ vách ngăn sinh học PCL và trụ mũi vách ngăn Omnipore Matrix được sử dụng để thay thế sụn sườn hoặc sụn vách ngăn tự thân. Những vật liệu này giúp dựng trụ mũi vững chắc, bền đẹp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nâng mũi cấu trúc dựng trụ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn một sự thay đổi rõ rệt cho dáng mũi. Lựa chọn chất liệu nâng mũi phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
Tùy thuộc vào nguyện vọng và cơ địa của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng chất liệu phù hợp. Sụn tự thân luôn được ưu tiên sử dụng nhưng trong nhiều trường hợp, chất liệu nhân tạo sẽ được thay thế mà vẫn đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cao.