Tìm hiểu về phương pháp nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp chỉnh hình mũi được áp dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là cho những người có da đầu mũi mỏng, giúp hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sóng. Cùng Meditab tìm hiểu chi tiết về phương pháp này trong bài viết hôm nay.

1. Nâng mũi bọc sụn là gì?

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện hình dáng và kích thước của mũi. Phương pháp này sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo để bọc và bảo vệ đầu mũi, giúp mũi trông tự nhiên hơn và tránh các biến chứng như lộ sụn, bóng đỏ, hay nhiễm trùng.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân

2. Ưu điểm của nâng mũi bọc sụn

Phương pháp nâng mũi bọc sụn ra đời giúp khắc phục các hạn chế của phương pháp nâng mũi cũ (chỉ chú trọng nâng cao sống mũi mà không bọc đầu mũi), qua đó làm tăng hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn cho các ca nâng mũi.

Cụ thể những ưu điểm của nâng mũi bọc sụn:

Tính thẩm mỹ cao

Nâng mũi bọc sụn sử dụng sụn tự thân giúp mũi có độ cong và hình dáng tự nhiên, không bị cứng hay thô như một số vật liệu nhân tạo khác. Phần đầu mũi được bọc sụn tự thân cũng trở nên mềm mại hơn, giảm cảm giác “nhân tạo” khi chạm vào.

Đảm bảo an toàn

Sụn tự thân có độ tương thích hoàn hảo với cơ thể, ít gây ra phản ứng miễn dịch so với các vật liệu nhân tạo, giảm nguy cơ viêm nhiễm và dị ứng.

Khi nâng mũi bọc sụn, đầu mũi sẽ không bị bóng đỏ hay lộ sóng, không có cảm giác bỏng rát khi trời nắng hay buốt khi trời quá lạnh. 

Nâng mũi bọc sụn giúp bảo vệ đầu mũi, phòng ngừa bóng đỏ, lộ sóng

Nâng cao đầu mũi

Một ưu điểm lớn khi nâng mũi bọc sụn là phần đầu mũi sẽ được đẩy cao hơn, phần cánh mũi cũng sẽ thon gọn và đẹp hơn.

Kết quả lâu dài

Nâng mũi bọc sụn tạo dáng mũi cao bay, đẹp tự nhiên, kết quả duy trì lâu dài, bền vững.

3. Chất liệu sử dụng trong nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau để cải thiện hình dạng và độ cao của mũi. Dưới đây là một số chất liệu thường được sử dụng:

Sụn tự thân:

  • Sụn tai: Thường được lấy từ vành tai. Đây là loại sụn phổ biến nhất được sử dụng trong nâng mũi bọc sụn, dùng để bọc đầu mũi vì nó mềm mại, dễ tạo hình và có độ tương thích cao với cơ thể.
  • Sụn sườn: Lấy từ xương sườn, thường được sử dụng khi cần một lượng sụn lớn hoặc khi sụn tai không đủ. Tuy nhiên sụn sườn cứng hơn sụn tai và cần kỹ thuật cao để sử dụng.
  • Sụn vách ngăn: Lấy từ vách ngăn của mũi, thường được sử dụng để chỉnh hình và hỗ trợ cấu trúc của mũi.
Sụn vành tai được ưu tiên sử dụng để bọc đầu mũi

Sụn nhân tạo:

  • Sụn silicone: Là loại chất liệu nhân tạo phổ biến nhất trong nâng mũi. Silicone có nhiều dạng và kích thước khác nhau, dễ tạo hình và ổn định. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, silicone có thể gây ra các biến chứng như dịch chuyển hoặc nhiễm trùng.
  • Sụn sinh học: Sụn sinh học được làm từ 100% chất liệu e-PTFE có độ tương thích rất cao với cơ thể cùng cấu tạo hàng triệu lỗ nhỏ li ti cho phép các mạch máu chảy qua, tạo liên kết bền vững. Sụn sinh học được đánh giá là chất liệu nâng mũi nhân tạo cao cấp nhất hiện.
  • Mô da nhân tạo: Mô da nhân tạo được bào chế từ biểu bì cơ thể người nên chúng có chức năng gần giống như sụn tự thân. Mô da nhân tạo được sử dụng để thay thế sụn tự thân, thường là sụn tai để bọc vào phần đầu mũi giúp bảo vệ, hạn chế bóng đỏ, lộ sóng. 

Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Surederm
Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Supporix

Các loại chất liệu sử dụng trong nâng mũi bọc sụn được lựa chọn dựa trên tình trạng mũi hiện tại, mong muốn của người thực hiện nâng mũi cũng như đánh giá của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về khả năng tương thích và an toàn của từng loại chất liệu. 

4. Quy trình phẫu thuật nâng mũi bọc sụn

Tùy thuộc vào loại sụn sử dụng là sụn tự thân hay sụn nhân tạo mà quy trình phẫu thuật sẽ có sự thay đổi. 

Quy trình phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tai:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
  • Bước 2: Tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí phẫu thuật hoặc gây mê toàn thân.
  • Bước 3: Thực hiện lấy sụn tai và gọt dũa sụn tai phù hợp với phần đầu mũi.
  • Bước 4: Tiến hành mở đường mổ mũi và thực hiện nâng cao sống mũi, bọc đầu mũi.
  • Bước 5: Đóng vết mổ và hồi phục sau phẫu thuật.

Quy trình phẫu thuật nâng mũi bọc sụn nhân tạo:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
  • Bước 2: Thực hiện gây tê vùng mũi.
  • Bước 3: Mở đường mổ mũi, thực hiện nâng cao sống mũi bằng sụn silicone hoặc sụn sinh học, phần đầu mũi được bọc bằng mô da nhân tạo Surederm hoặc mô da nhân tạo Supporix.
  • Bước 4: Đóng kín vết mổ và hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu.

5. Chi phí nâng mũi bọc sụn bao nhiêu?

Chi phí nâng mũi bọc sụn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở thực hiện, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, loại sụn sử dụng và các dịch vụ kèm theo. 

Chi phí tham khảo: 

  • Nâng mũi bọc sụn nhân tạo: Chi phí dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng.
  • Nâng mũi bọc sụn tự thân (sụn lấy từ cơ thể như sụn tai, sụn sườn): Chi phí thường cao hơn, dao động từ 25 triệu đến 50 triệu đồng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nâng mũi bọc sụn, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu, cơ địa và ngân sách tài chính của mình.