Sụn sinh học là gì? Nâng mũi bằng sụn sinh học có thực sự tốt?

Sụn sinh học đang là một trong những dòng vật liệu nâng mũi “hot” nhất trên thị trường hiện nay. Nâng mũi bằng sụn sinh học được nhiều chuyên gia thẩm mỹ và khách hàng lựa chọn bởi sự vượt trội về độ an toàn và hiệu quả thẩm mỹ.

Thực tế sụn nâng mũi sinh học có thực sự tốt và đáp ứng được mong đợi của khách hàng khi nâng mũi? Cùng Meditab tìm hiểu đặc tính, ưu điểm của dòng sụn này để giúp bạn đưa ra quyết định đúng nhất cho câu hỏi: có nên chọn sụn sinh học cho ca phẫu thuật nâng mũi của mình hay không?

Sụn sinh học là gì?

Sụn sinh học là chất liệu sụn nâng mũi được làm từ 100% ePTFE (polytetrafluoroethylene kéo sợi), một loại polymer có khả năng tương thích cao với cơ thể con người. Đây là vật liệu được sử dụng rộng rãi ngành y tế, nổi bật nhất là ứng dụng làm mạch máu nhân tạo nhờ vào khả năng an toàn và ổn định cao.

Chất liệu sinh học đang là xu hướng mới trong nâng mũi hiện nay

Cấu tạo và đặc tính của sụn nâng mũi sinh học:

  • Cấu tạo đặc biệt: Sụn sinh học có cấu trúc với hàng triệu lỗ nhỏ kích cỡ micro. Những lỗ này cho phép các mạch máu của cơ thể xâm nhập vào và tạo thành tổ chức mô kết dính, giúp giữ sụn ổn định trong cơ thể.
  • Mềm dẻo và dễ điều chỉnh: Sụn sinh học có tính mềm dẻo, dễ cắt gọt, tạo hình theo nhu cầu của từng ca phẫu thuật. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh hình dáng mũi sao cho phù hợp với khuôn mặt của mỗi khách hàng.
  • Độ tương thích cao: Một trong những đặc tính quan trọng của sụn sinh học là khả năng tương thích cao với cơ thể, hạn chế tình trạng đào thải, dị ứng hay các phản ứng không mong muốn. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp chứng nhận an toàn cho loại sụn này.

Ưu điểm khi nâng mũi bằng sụn sinh học

Sụn sinh học đang là lựa chọn phổ biến hàng đầu trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi, thay thế cho vật liệu tự thân nhờ những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Độ tương thích cao

Một trong những ưu điểm nổi bật của sụn sinh học là độ tương thích lên đến 95% với cơ thể. Đây cũng là dòng vật liệu nâng mũi nhân tạo có độ tương thích co nhất hiện nay. Nhờ vào cấu trúc lỗ nhỏ cho phép mô và mạch máu của cơ thể kết nối với sụn. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ đào thải và các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm.

Sụn sinh học là chất liệu nâng mũi nhân tạo có độ tương thích cao nhất với cơ thể hiện nay
  • Chống bóng đỏ và lộ sóng hiệu quả

Sụn sinh học với cấu tạo mềm và nhẹ, không gây áp lực lên phần da mũi và đầu mũi, qua đó giúp hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, hiện tượng thường gặp ở các chất liệu sụn silicone truyền thống. Điều này mang lại kết quả nâng mũi tự nhiên, mềm mại hơn, không lộ rõ đường nét của sụn dưới da.

  • Bền vững và ổn định theo thời gian

Nâng mũi bằng sụn sinh học có độ bền cao, sụn sau khi đưa vào cơ thể sẽ bám chặt vào sống mũi nhờ vào sự hình thành của các mạch máu tân tạo. Như vậy sụn sẽ không bị xê dịch hay biến dạng theo thời gian, giúp duy trì hình dáng mũi lâu dài. Đây là một ưu điểm vượt trội so với các chất liệu sụn khác, đặc biệt là những loại sụn có độ ổn định thấp.

  • An toàn tuyệt đối

Với chứng nhận từ FDA, sụn sinh học được khẳng định là an toàn, không gây ra các phản ứng dị ứng hay nhiễm trùng cho cơ thể. Điều này giúp khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn sụn sinh học cho phẫu thuật nâng mũi.

Nâng mũi bằng sụn sinh học có thực sự tốt?

Nâng mũi bằng sụn sinh học là một lựa chọn tuyệt vời nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó, đặc biệt là khả năng khắc phục các nhược điểm của các loại sụn truyền thống và mang lại hiệu quả thẩm mỹ bền vững.

Dù có chi phí cao hơn nhưng sụn sinh học xứng đáng là lựa chọn hàng đầu nhờ vào độ an toàn, tương thích cao và bền vững lâu dài. Đặc biệt là với khách hàng có phần da mũi mỏng dễ gặp nguy cơ bóng đỏ, lộ sóng khi sử dụng sụn silicone thì nên cân nhắc chọn sụn sinh học để đạt kết quả tốt nhất.

Hình ảnh bệnh nhân nâng mũi cấu trúc Superform
Sụn sinh học Superform được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả thẩm mỹ

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý chọn bác sĩ có tay nghề cao và sử dụng sụn uy tín. Mặc dù sụn sinh học có nhiều ưu điểm, nhưng cũng cần cân nhắc một số yếu tố như:

  • Chi phí cao: Với quy trình sản xuất phức tạp và chất liệu cao cấp, chi phí nâng mũi bằng sụn sinh học sẽ cao hơn so với nâng bằng sụn silicone.
  • Yêu cầu tay nghề bác sĩ: Để có được kết quả thẩm mỹ tối ưu, hãy chọn bác sĩ có tay nghề cao, tạo khoang đặt sụn chính xác nhất.
  • Chọn sụn từ thương hiệu uy tín: hiện nay sụn Superform, Surgiform,…là những dòng sụn sinh học cao cấp được đánh giá cao. Chọn sụn chất lượng sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, đào thải sụn.

Nâng mũi bằng sụn sinh học là một phương pháp an toàn và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích vượt trội như độ tương thích cao, khả năng chống bóng đỏ, lộ sóng và bền vững lâu dài. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nâng mũi bền vững, tự nhiên và ít rủi ro, sụn sinh học chính là một lựa chọn không nên bỏ qua.