Lợi ích của bọc đầu mũi? Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không?

Bóng đỏ đầu mũi là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi nâng mũi sụn nhân tạo. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ thường khuyên khách hàng nên thực hiện bọc đầu mũi. Đi kèm với đó là chi phí cũng sẽ cao hơn. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn không biết có nên bọc đầu mũi hay không? Lợi ích của bọc đầu mũi là gì? Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Meditab giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Bọc đầu mũi là gì? Lợi ích của bọc đầu mũi

Bọc đầu mũi là một khâu quan trọng trong quá trình nâng mũi bọc sụn. Trong phương pháp này, bác sĩ sẻ sử dụng sụn tự thân hoặc mô da nhân tạo để bọc và bảo vệ đầu mũi. Hiểu đơn giản thì miếng bọc đầu mũi sẽ có vai trò như 1 tấm đệm ngăn cách giữa sụn nâng mũi với vùng da đầu mũi, giúp sụn nâng mũi không bị cọ xát trực tiếp vào da đầu mũi, qua đó hạn chế và phòng ngừa nguy cơ bóng đỏ đầu mũi.

Về cơ bản, mục đích chính của việc bọc đầu mũi là bảo vệ đầu mũi khỏi những biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng và tạo ra dáng mũi tự nhiên, hài hòa.

Bóng đỏ đầu mũi là những biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi

Lợi ích của bọc đầu mũi

  1. Bảo vệ đầu mũi: Việc bọc đầu mũi giúp bảo vệ vùng da mỏng ở đầu mũi, giảm nguy cơ bị tổn thương, bóng đỏ hoặc lộ sóng sụn, đặc biệt trong trường hợp sử dụng sụn nhân tạo.
  2. Tạo dáng mũi tự nhiên: Bọc đầu mũi giúp định hình dáng mũi và nâng cao đầu mũi một cách tự nhiên, mềm mại, hài hòa với khuôn mặt. 
  3. Giảm nguy cơ biến chứng: Kỹ thuật bọc đầu mũi giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng như viêm nhiễm, đào thải hoặc co rút sụn, đảm bảo kết quả phẫu nâng mũi thuật an toàn và bền vững.

Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không?

Khi nâng mũi không bọc đầu mũi cũng đồng nghĩa rằng bác sĩ sẽ không can thiệp đến phần đầu mũi. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tập trung vào việc chỉnh sửa phần sống mũi để điều chỉnh dáng mũi cao và thẳng. Như vậy mức độ xâm lấn sẽ ít hơn, chi phí sẽ thấp hơn và thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Vậy nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không?

Khắc phục biến chứng bóng đỏ do da mũi mỏng
Lợi ích của bọc đầu mũi là giúp phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng

Thực tế, hầu hết các ca nâng mũi hiện nay đều can thiệp đến phần đầu mũi. Vì đặc trưng da mũi của người Việt thường khá mỏng, đầu mũi to, cánh mũi bè. Nếu không can thiệp vào đầu mũi thì hiệu quả thẩm mỹ sẽ không được cao. Vì khi bọc đầu mũi sẽ giúp đầu mũi cao hơn, thon hơn, dáng mũi mới vì vậy cũng đẹp và thanh thoát hơn. Chưa kể chức năng chính của bọc đầu mũi là giúp bảo vệ đầu mũi, phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng nên việc bọc đầu mũi là rất cần thiết.

Tất nhiên vẫn có một số ca nâng mũi không cần thiết phải bọc đầu mũi mà vẫn đảm bảo được độ an toàn và tính thẩm mỹ. Đó là những trường hợp khách hàng đã có phần da dày, đầu mũi thon nhỏ. 

Khi có ý định nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để xác định tình trạng mũi, qua đó đưa ra những tư vấn phù hợp và tốt nhất cho bạn.

Những vật liệu bọc đầu mũi tốt nhất hiện nay

Hiện nay có 2 loại vật liệu bọc đầu mũi phổ biến là sụn vành tai (vật liệu tự thân) và mô da nhân tạo (được bào chế từ biểu bì da heo hoặc da người). 

1. Sụn vành tai

Sụn vành tai là vật liệu tự thân, được lấy từ sụn tai của chính người thực hiện nâng mũi. Đây là lựa chọn phổ biến cho kỹ thuật bọc đầu mũi nhờ những ưu điểm sau đây: 

  • Tương thích sinh học cao: Vì là vật liệu tự thân, sụn vành tai hoàn toàn tương thích với cơ thể, giảm thiểu nguy cơ bị đào thải hoặc gây phản ứng miễn dịch.
  • Độ bền cao: Sụn tai có độ bền và độ đàn hồi tốt, giúp duy trì hình dáng mũi ổn định và lâu dài.
  • Kết quả tự nhiên, thẩm mỹ: Bọc đầu mũi bằng sụn vành tai giúp mũi lên dáng đẹp mềm mại, tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Hạn chế về lượng sụn: Lượng sụn có thể lấy từ vành tai là có hạn, đôi khi không đủ cho các ca phẫu thuật cần nhiều sụn.
  • Vết sẹo nhỏ ở tai: Quá trình lấy sụn có thể để lại một vết sẹo nhỏ ở vùng tai, mặc dù vết sẹo này thường rất nhỏ và khó nhìn thấy.

2. Mô da nhân tạo

Mô da nhân tạo là vật liệu bọc đầu mũi được bào chế từ biểu bì da heo hoặc da người, sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm sinh học dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Mô da nhân tạo là lựa chọn tuyệt vời để bọc đầu mũi thay thế cho sụn vành tai trong trường hợp khách hàng không muốn phải chịu thêm 1 cuộc phẫu thuật để lấy sụn vành tai hoặc lượng sụn vành tai không đủ để sử dụng cho một cuộc nâng mũi hoàn chỉnh.

Sụn Supporix
Sử dụng mô da nhân tạo để bọc đầu mũi được nhiều khách hàng lựa chọn

Các loại mô da nhân tạo bọc đầu mũi phổ biến:

  • Mô da nhân tạo Supporix: Được chiết xuất từ tế bào biểu bì của da heo và xử lý bằng công nghệ Acellular Dermal Matrix.
  • Mô da nhân tạo Surederm: Một loại mô da nhân tạo được bào chế từ da cơ thể con người.

Mô da nhân tạo sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như độ tương thích sinh học cao, không gây phản ứng miễn dịch và không bị đào thải; Khả năng tái tạo mô tốt, giúp vết thương nhanh lành và cải thiện kết quả thẩm mỹ. Ngoài ra mô da nhân tạo có độ bền cao và linh hoạt để dễ dàng điều chỉnh theo hình dáng và kích thước của từng khách hàng.

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lợi ích của bọc đầu mũi và những loại bọc đầu mũi tốt nhất hiện nay để đưa ra lựa chọn phù hợp để đảm bảo ca nâng mũi của mình diễn ra an toàn, đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.