Kỹ thuật bọc đầu mũi là một bước quan trọng trong quá trình nâng mũi, đặc biệt khi sử dụng sụn nhân tạo. Việc bọc đầu mũi giúp tạo lớp đệm bảo vệ giữa sụn nâng sống và da mũi, từ đó giúp giảm ma sát gây bóng đỏ hoặc lộ sóng, ngăn ngừa các biến chứng như viêm, hoại tử đầu mũi giúp đầu mũi mềm mại, tròn tự nhiên hơn.
Trước đây, sụn vành tai tự thân thường được sử dụng để bọc đầu mũi. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải phẫu thuật vùng tai gây đau, mất thời gian hồi phục và đôi khi không đủ sụn để dùng. Hiện nay mô da nhân tạo được nhiều bác sĩ và khách hàng ưu tiên lựa chọn để bọc đầu mũi thay thế cho sụn vành tai nhờ tính an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bóng đỏ lộ sóng.

Vì sao nên chọn mô da nhân tạo để bọc đầu mũi?
So với sụn tự thân, bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo mang lại nhiều ưu điểm vượt trội gồm:
- Không cần phẫu thuật vùng tai: Giúp loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau ở tai, không để lại sẹo và tránh thêm một vùng tổn thương.
- Luôn có sẵn với nhiều kích cỡ và độ dày: Bác sĩ có thể dễ dàng lựa chọn loại mô phù hợp với từng dáng mũi mà không cần cắt gọt như sụn tai.
- Tiết kiệm thời gian phẫu thuật và hồi phục: Phẫu thuật nâng mũi sử dụng mô da nhân tạo giúp tiết kiệm thời gian vì không cần lấy sụn vành tai, ít sưng đau sau phẫu thuật.
- Chi phí hợp lý: Tối ưu chi phí vì không phải thực hiện nhiều thao tác hay gây mê vùng khác.
- Tương thích sinh học cao: Được xử lý bằng công nghệ vô bào hiện đại, loại bỏ hoàn toàn tế bào và kháng nguyên – giúp giảm tối đa nguy cơ đào thải.

Quy trình thực hiện kỹ thuật bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo
Dù đơn giản và ít xâm lấn, kỹ thuật bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn y khoa và vô trùng.
Theo đó quy trình nâng mũi thực hiện bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo thường bao gồm các bước sau:
- Thăm khám và đánh giá dáng mũi: Bác sĩ xác định tình trạng da, độ dày mô, cấu trúc mũi và tư vấn phương pháp nâng mũi phù hợp.
- Chọn mô da nhân tạo phù hợp: Dựa trên độ dày mong muốn (1.0 – 3.0mm), kích thước đầu mũi, độ dày da đầu mũi và loại sụn nâng để chọn bọc đầu mũi nhân tạo phù hợp.
- Tiến hành nâng sống mũi: Sống mũi có thể được nâng bằng sụn nhân tạo silicone hoặc sụn sinh học.
- Đặt mô da nhân tạo vào đầu mũi: Mô được bác sĩ cắt chỉnh vừa khít với vùng đầu mũi và đặt trực tiếp lên phần đầu sụn nhân tạo hoặc bên dưới mô mềm để làm đệm. Cố định mô bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng.
- Kiểm tra dáng mũi và khâu đóng vết mổ: Đảm bảo đầu mũi cân đối, mềm mại, không có hiện tượng lộ sụn hoặc nhọn đầu mũi.

Những sản phẩm mô da nhân tạo phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, 2 sản phẩm mô da nhân tạo đang được tin dùng nhiều nhất trong kỹ thuật bọc đầu mũi là Supporix và Surederm.
Mô da nhân tạo Supporix
- Có nguồn gốc từ tế bào biểu bì da heo, xử lý bằng công nghệ Acellular Dermal Matrix tiên tiến.
- Thành phần chính là collagen I và III – cấu trúc giống với da người, giúp tăng khả năng tương thích sinh học.
- Có độ mềm, độ đàn hồi tốt, dễ tích hợp vào mô người sau phẫu thuật.
- Được sử dụng phổ biến trong các ca nâng mũi bán bọc sụn và nâng mũi cấu trúc.

Mô da nhân tạo Surederm
- Cấu tạo từ mô da người, đảm bảo độ mềm mại và thích ứng cao
- Có nhiều size và độ dày lựa chọn, phù hợp với đa dạng dáng mũi.
- Tích hợp nhanh, không gây phản ứng phụ, duy trì hiệu quả lâu dài.
- Phù hợp với những khách hàng có da đầu mũi mỏng, nhạy cảm.

Việc sử dụng mô da nhân tạo trong kỹ thuật bọc đầu mũi không chỉ giúp cải thiện độ an toàn trong phẫu thuật nâng mũi mà còn mang lại dáng mũi mềm mại, tự nhiên, hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi.
Lựa chọn bọc đầu mũi phù hợp và bác sĩ phẫu thuật tay nghề cao sẽ đảm bảo nâng mũi đẹp, an toàn và bền vững với thời gian.