Dựng trụ mũi nhân tạo là kỹ thuật quan trọng trong phương pháp nâng mũi cấu trúc, giúp khắc phục các nhược điểm như trụ mũi yếu, lệch vẹo, thiếu ổn định. Kỹ thuật này cũng giúp nâng cao đầu mũi, tạo sự cân đối và hài hòa với toàn bộ khuôn mặt.

Hiện nay, trụ mũi nhân tạo thường được làm từ vật liệu tổng hợp thay vì sụn tự thân. Lý do là vì sụn tự thân có chi phí cao và quy trình phẫu thuật phức tạp hơn. Hai loại vật liệu chính được sử dụng để dựng trụ mũi nhân tạo gồm:
- Trụ tiêu (Polycaprolactone – PCL): Là loại trụ có khả năng tự tiêu sau một thời gian và hỗ trợ tái tạo mô.
- Trụ không tiêu (Polyethylene xốp mật độ cao – HDPE): Loại trụ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể, mang lại sự ổn định lâu dài.
Vậy đâu là lựa chọn tối ưu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại trụ trong bài viết hôm nay của chúng tôi.
Đặc điểm của từng loại trụ mũi nhân tạo
Trụ mũi nhân tạo tự tiêu Polycaprolactone – PCL
Trụ tiêu được sản xuất bằng công nghệ in 3D hiện đại, có cấu trúc dạng tổ ong với các lỗ nhỏ giúp mô và mạch máu phát triển bám dính chặt vào thanh trụ. Loại vật liệu này sẽ tự tiêu sau khoảng 24 tháng nhưng vẫn giữ được sự ổn định cho dáng mũi.
Trụ mũi PCL sẽ tự tiêu sau khoảng 24 tháng nhưng vẫn giữ được độ cao của đầu mũi
Ưu điểm:
- Tương thích cao với cơ thể, không gây phản ứng đào thải.
- Giúp tái tạo mô tự nhiên, mô cơ thể sẽ phát triển và thay thế vật liệu trụ tiêu dần dần.
- Giảm nguy cơ tổn thương sụn vách ngăn hoặc bóng đỏ đầu mũi.
- Hạn chế các biến chứng lâu dài như lộ sụn hay tụt trụ.
Hạn chế:
- Trụ tiêu có thể không mang lại hiệu quả rõ rệt đối với khách hàng có mũi thấp, trụ mũi yếu.
- Một số trường hợp có thể cảm nhận độ cao đầu mũi giảm nhẹ sau khi trụ tiêu hoàn toàn.
Trụ mũi nhân tạo không tiêu (Polyethylene xốp mật độ cao – HDPE)
Trụ không tiêu được làm từ chất liệu polyethylene xốp mật độ cao (HDPE), là một vật liệu sinh học có khả năng bám dính tốt với mô cơ thể. Loại trụ này tồn tại lâu dài, không bị tiêu biến theo thời gian.

Ưu điểm:
- Mang lại sự ổn định lâu dài cho dáng mũi, phù hợp với người có mũi thấp, trụ yếu.
- Bác sĩ có thể dễ dàng định hình, tạo cấu trúc mũi vững chắc.
- Có thể cắt gọt theo yêu cầu mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc lỗ xốp.
- Độ tương thích sinh học cao, không gây ảnh hưởng toàn thân.
Hạn chế:
- Vì là vật liệu không tiêu, nếu không có kỹ thuật bọc đầu mũi phù hợp, có thể gây bóng đỏ hoặc thủng da đầu mũi.
- Một số trường hợp lâu dài có thể gặp hiện tượng dịch chuyển nhẹ nếu không cố định đúng cách.
Bảng so sánh chi tiết 2 dòng trụ
Tiêu chí so sánh |
Trụ tiêu PCL |
Trụ không tiêu HDFE |
Thời gian tồn tại trong cơ thể |
Tự tiêu trong 24 tháng, mô thay thế dần |
Tồn tại vĩnh viễn |
Độ tương thích |
Cao, không gây phản ứng đào thải |
Cao, không gây phản ứng đào thải |
Khả năng tái tạo mô |
Có các lỗ nhỏ dạng tổ ong cho phép sự phát triển tái tạo của các mô qua các lỗ nhỏ này mà không cản trở lưu thông máu. |
Các lỗ xốp liên kết của vật liệu cho phép các sợi mô mọc trồi lên xuyên qua trong phẫu thuật cấy ghép |
Sự ổn định lâu dài |
Giữ dáng mũi tự nhiên ngay cả khi trụ tiêu biến mất |
Dáng mũi bền vững, nhưng cần kỹ thuật bọc đầu mũi |
Nguy cơ biến chứng |
Trụ tự tiêu nên hầu như không gây ảnh hưởng đến đầu mũi |
Có thể gây thủng đầu mũi, bóng đỏ nếu da mũi mỏng |
Đối tượng phù hợp |
Khách hàng cần nâng mũi cấu trúc dựng trụ. Ưu tiên người có nền mũi tốt, trụ không quá yếu |
Người có mũi thấp, trụ yếu cần sự nâng đỡ vững chắc |
Nên chọn trụ tiêu hay không tiêu khi dựng trụ mũi nhân tạo?
Việc lựa chọn trụ tiêu hay không tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa khách hàng: Nếu có nền mũi tốt, có thể chọn trụ tiêu để đảm bảo tái tạo mô tự nhiên. Nếu mũi thấp, trụ yếu, trụ không tiêu sẽ giúp duy trì độ cao và sự ổn định lâu dài.
- Tay nghề bác sĩ: Việc đặt trụ đúng vị trí, cố định chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp hạn chế biến chứng.
- Mục tiêu thẩm mỹ: Nếu muốn dáng mũi mềm mại, trụ tiêu là lựa chọn lý tưởng. Nếu cần sự ổn định vững chắc, trụ không tiêu sẽ phù hợp hơn.

Mỗi khách hàng khi có nhu cầu nâng mũi cũng cần được sự thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn, hiệu quả thẩm mỹ cao và duy trì dáng mũi lâu dài, ổn định.