Kỹ thuật dựng trụ mũi có tác dụng gia cố và điều chỉnh lại phần trụ mũi và đầu mũi giúp khắc phục các khuyết điểm như đầu mũi thấp, trụ mũi yếu, mũi lệch, vẹo,…mang đến dáng mũi mới cao đẹp, hài hòa với gương mặt.
Kỹ thuật dựng trụ có thể kết hợp cùng lúc với các kỹ thuật khác như độn sống mũi, bọc đầu mũi,…để tái tạo dáng mũi mới, khắc phục hoàn toàn các nhược điểm trên mũi cũ.
Vật liệu dựng trụ mũi
Để dựng trụ mũi, bác sĩ có thể sử dụng vật liệu nhân tạo hoặc vật liệu tự thân.
-
Vật liệu tự thân
Nếu sử dụng vật liệu tự thân, sụn sườn hoặc sụn vách ngăn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Trong đó sụn vách ngăn sẽ có độ tương thích hoàn hảo nhất. Tuy nhiên việc sử dụng sụn vách ngăn cần phải được tính toán kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng đến vách ngăn mũi. Sụn sườn sẽ là lựa chọn rất tốt vì nó có độ cứng cao, phù hợp để dựng trụ mũi.
-
Vật liệu nhân tạo
Việc phẫu thuật lấy sụn sườn để dựng trụ mũi là rất phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi bác sĩ thực hiện tay nghề cao. Vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo là lựa chọn thay thế hoàn hảo để tiết kiệm thời gian, chi phí. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng đã sử dụng trụ mũi nhân tạo và nhận được kết quả rất hài lòng mà vẫn đảm bảo an toàn, thẩm mỹ.
Các loại vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo
Hiện nay trong nhóm vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo, các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ thường ưu tiên 2 loại vật liệu dưới đây hơn:
Trụ mũi vách ngăn sinh học PCL 3D BIO Mesh
PCL 3D BIO Mesh được sản xuất tại Hàn Quốc từ Polycaprolactone (PCL) là một loại polyester có khả năng hấp thụ và tái tạo mô, có độ tương thích cao với cơ thể. Được sản xuất bằng công nghệ in 3D, PCL có cấu trúc giống như một khung giàn giáo với các lỗ nhỏ dạng tổ ong.
Các lỗ nhỏ này cho phép sự phát triển và tái tạo của các mô qua các lỗ này mà không cản trở lưu thông máu.
Đặc biệt PCL 3D BIO Mesh có khả năng tự tiêu trong khoảng 24 tháng nhưng vẫn giữ được dáng mũi cao tự nhiên như lúc mới nâng, giúp loại bỏ nguy cơ thủng đầu mũi so với các loại vật liệu dựng trụ mũi không tiêu.
Mô phỏng quá trình dựng trụ trong nâng mũi cấu trúc bắng chất liệu sinh học PCL 3D Mesh
PCL 3D BIO Mesh được sử dụng thay thế sụn tự thân để mở rộng vách ngăn hoặc dựng trụ vách ngăn trong nâng mũi cấu trúc giúp khắc phục hoàn các nhược điểm về mũi như mũi thấp, mũi ngắn, lệch vách ngăn,…mang đến dáng mũi cao đẹp tự nhiên, bền vững.
Vật liệu cấy ghép phẫu thuật Omnipore Matrix Surgical
Omnipore Matrix Surgical có xuất xứ từ Mỹ với thành phần cấu tạo là Polyethylene xốp mật độ cao.
Matrix là vật liệu có độ tương thích sinh học rất cao, ít khi gặp phản ứng đào thải. Với mật độ xốp cao, bác sĩ dễ dàng điêu khắc và định hình trụ mũi Matrix phù hợp với cấu trúc mũi của từng khách hàng. Bề mặt vật liệu có các lỗ xốp cho phép các sợi mô mọc trồi lên xuyên qua trong phẫu thuật cấy ghép tạo thành cấu trúc vững chắc.
Tương tự như PCL 3D BIO Mesh, Matrix cũng được sử dụng để dựng trụ hoặc dựng vách ngăn thay thế cho vật liệu tự thân giúp nâng độ cao đầu mũi, tạo vách ngăn mũi, kéo dài sống mũi trong nâng mũi S-Line và nâng mũi cấu trúc.
Điểm khác biệt lớn nhất của trụ mũi Matrix là nó sẽ không tự tiêu mà giữ tồn tại lâu dài, đảm bảo sự bền vững của dáng mũi mới theo thời gian. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn sử dụng vật liệu dựng trụ mũi phù hợp cho từng khách hàng. Trường hợp khách hàng có da đầu mũi dày thì bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng trụ mũi không tiêu Matrix. Ngược lại nếu khách hàng có da đầu mũi mỏng, trụ tự tiêu PCL sẽ được ưu tiên để tránh trường hợp bị thủng, bóng đỏ đầu mũi.
Hiện nay vật liệu nhân tạo PCL và Matrix được sử dụng rất phổ biến trong nâng mũi dựng trụ vì độ an toàn cao, thẩm mỹ, phẫu thuật nhanh chóng. Vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn chúng cho ca phẫu thuật nâng mũi sắp tới.