Các loại vật liệu dựng trụ mũi

Dựng trụ mũi là một kỹ thuật quan trọng trong phẫu thuật nâng mũi để cải thiện hình dáng và chức năng của mũi. Đây là kỹ thuật tương đối phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Vật liệu được sử dụng để dựng trụ mũi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Cùng Meditab Việt Nam tìm hiểu các loại vật liệu dựng trụ mũi trong bài viết hôm nay.

Dựng trụ mũi là gì?

Dựng trụ mũi là quá trình độn sụn vào vách ngăn để nâng đỡ cấu trúc mũi, giúp phòng ngừa mũi cong lệch do các tác động nội ngoại lực. Quá trình này đặc biệt hữu ích cho những khách hàng có các vấn đề liên quan đến đầu mũi, trụ mũi như đầu mũi thấp, mũi tẹt, mũi lệch vẹo và các tình trạng tương tự.

Kỹ thuật dựng trụ mũi thực hiện cho những khách hàng có đầu mũi thấp, mũi lệch vẹo, trụ mũi yếu,…

Mục đích của kỹ thuật dựng trụ mũi:

  • Tăng cường cấu trúc mũi: Dựng trụ mũi giúp tăng cường và ổn định cấu trúc của mũi, giúp mũi có hình dáng thẳng và cân đối hơn.
  • Cải thiện chức năng hô hấp: Kỹ thuật này không chỉ cải thiện về mặt thẩm mỹ mà còn có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp nếu có vấn đề về đường thở.
  • Định hình đầu mũi: Dựng trụ mũi giúp tạo hình đầu mũi rõ ràng, nâng cao và định hình lại đầu mũi để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn.

Vật liệu dựng trụ mũi

Vật liệu được sử dụng để dựng trụ mũi bao gồm 2 nhóm chính là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Mỗi nhóm vật liệu sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp cho từng nhóm khách hàng nhất định.

Dựng trụ mũi bằng vật liệu tự thân

Sụn tự thân được sử dụng để dựng trụ mũi có thể là sụn vành tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn.

Một số chất liệu độn tự thân được sử dụng để dựng trụ mũi

Sụn tai

  • Ưu điểm: Dễ lấy, tính tương thích cao, ít nguy cơ đào thải.
  • Nhược điểm: Sụn khá mềm và lượng sụn có hạn nên thường chỉ phù hợp với khách hàng có trụ mũi khá ổn, chỉ cần sử dụng thêm 1 lượng ít là được. Ngoài ra cần kỹ thuật phẫu thuật tốt để đảm bảo thẩm mỹ vùng tai.

Sụn vách ngăn

  • Ưu điểm: Bản chất là sụn của vùng mũi nên tính tương thích cực cao, ít nguy cơ đào thải, dễ dàng tạo hình.
  • Nhược điểm: Lượng sụn có hạn, có thể làm yếu cấu trúc vách ngăn nếu lấy toàn bộ phần sụn này để dựng trụ mũi.

Sụn sườn

  • Ưu điểm: Lượng sụn dồi dào, có thể sử dụng cho các trường hợp cần nhiều sụn.
  • Nhược điểm: Quy trình lấy sụn phức tạp hơn, có nguy cơ đau và chi phí cao.

Dựng trụ mũi bằng vật liệu nhân tạo

Vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo có thể là sụn silicone, sụn sinh học hoặc các loại vật liệu tổng hợp khác như Polycaprolactone hoặc Polyethylene.

Sụn Silicone

  • Ưu điểm: Dễ tạo hình, tồn tại lâu dài, không bị hấp thụ hay biến dạng theo thời gian.
  • Nhược điểm: Có nguy cơ di chuyển, đào thải, làm thủng đầu mũi hoặc gây nhiễm trùng.

Sụn sinh học (Gore-Tex, ePTFE)

  • Ưu điểm: Tính tương thích sinh học cao, mềm mại, dễ tạo hình, có các lỗ nhỏ liti để mạch máu chảy qua, hình thành mạch máu tân tạo, tạo cấu trúc mũi vững chắc.
  • Nhược điểm: Có nguy cơ nhiễm trùng và di chuyển sau thời gian dài.

Hiện nay trong nhóm vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo, các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ thường ưu tiên 2 loại vật liệu dưới đây hơn:

Trụ mũi vách ngăn sinh học PCL 3D BIO Mesh

  • Thành phần cấu tạo: Polycaprolactone (PCL) là một loại polyester có khả năng hấp thụ và tái tạo mô, với độ tương thích cao với cơ thể.
  • Công nghệ sản xuất: Được sản xuất bằng công nghệ in 3D, tạo ra cấu trúc giống như một khung giàn giáo với các lỗ nhỏ dạng tổ ong.
  • Đặc điểm:
    • Tái tạo mô: Các lỗ nhỏ cho phép sự phát triển và tái tạo của các mô qua các lỗ này mà không cản trở lưu thông máu.
    • Khả năng hấp thụ tự tiêu: PCL có khả năng tự tiêu trong khoảng 24 tháng, nhưng vẫn giữ được dáng mũi cao tự nhiên như lúc mới nâng, giúp loại bỏ nguy cơ thủng đầu mũi so với các loại vật liệu dựng trụ mũi không tiêu.
    • Ưu điểm: Khả năng hấp thụ và tương thích sinh học cao, giúp mô phát triển tự nhiên và đều đặn.
trụ mũi vách ngăn sinh học PCL 3D Bio Mesh

PCL 3D BIO Mesh được sử dụng thay thế sụn hoặc các vật liệu cấy ghép khác để mở rộng vách ngăn hoặc dựng trụ vách ngăn trong nâng mũi cấu trúc giúp khắc phục hoàn các nhược điểm về mũi như mũi thấp, mũi ngắn, lệch vách ngăn,…mang đến dáng mũi cao đẹp tự nhiên, bền vững.

Vật liệu cấy ghép phẫu thuật Omnipore®

  • Thành phần cấu tạo: Polyethylene xốp mật độ cao.
  • Đặc điểm:
    • Tính dễ dàng thay đổi và định hình: Vật liệu dễ dàng điêu khắc và định hình phù hợp với các yêu cầu chức năng và giải phẫu của bệnh nhân.
    • Tương thích sinh học cao: Các lỗ xốp liên kết của vật liệu cho phép các sợi mô mọc trồi lên xuyên qua trong phẫu thuật cấy ghép.
    • Không nhìn thấy từ bên ngoài: Do màu sắc sáng của vật liệu, không bị nhìn thấy từ các mô nằm phía trên.
  • Lợi ích:
    • Không gây độc tế bào: Trong các nghiên cứu y khoa về tính tương thích sinh học, Omnipore® không gây ra bất kỳ ảnh hưởng toàn thân hoặc độc tế bào.
    • Vô trùng và không gây sốt: Vật liệu được cung cấp ở dạng vô trùng và không gây sốt, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Vật liệu cấy ghép phẫu thuật Omnipore®

Vật liệu cấy ghép Omnipore® thích hợp cho các trường hợp cần sự dễ dàng trong điêu khắc, định hình và mong muốn một vật liệu cấy ghép có độ bền cao, tương thích sinh học tốt mà không gây ra các tác dụng phụ.

Nên lựa chọn vật liệu tự thân hay vật liệu nhân tạo để dựng trụ mũi?

Việc lựa chọn giữa vật liệu tự thân và vật liệu nhân tạo để dựng trụ mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mong muốn của khách hàng, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và các yếu tố khác như cơ địa, chi phí,…

 

Sụn tự thân được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp tái phẫu thuật nâng mũi vì độ tương thích cao với cơ thể và ít gây biến chứng. 

Tuy nhiên nếu lượng sụn tự thân không đủ hoặc khách hàng không muốn trải qua thêm một quy trình phẫu thuật để lấy sụn, hoặc do hạn chế về chi phí, sụn nhân tạo là giải pháp thay thế hợp lý. 

Các loại vật liệu dựng trụ mũi nhân tạo như PCL và Omnipore được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, độ an toàn và khả năng tạo hình. Với chi phí hợp lý, chúng đang trở thành lựa chọn phổ biến trong kỹ thuật nâng mũi dựng trụ.