Tổng hợp các chất liệu độn trong nâng mũi hiện nay

Nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay, giúp cải thiện các khuyết điểm của mũi, mang lại dáng mũi cao thanh tú, đẹp tự nhiên. Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, việc lựa chọn chất liệu độn trong nâng mũi là vô cùng quan trọng. Bài viết này, Meditab sẽ giới thiệu chi tiết về các loại sụn nâng mũi phổ biến giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định phù hợp.

Chất liệu nâng mũi tự thân

Chất liệu tự thân là các loại sụn được lấy từ chính cơ thể của người thực hiện phẫu thuật, được sử dụng để làm chất liệu độn trong nâng mũi. Do được lấy từ chính cơ thể nên sụn có độ tương thích 100%, không bị đào thải hay kích ứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên lượng sụn tự thân của mỗi người không nhiều và khi sử dụng cần phải gọt dũa để phù hợp với form dáng mũi của từng người.

Một số chất liệu độn tự thân được sử dụng trong nâng mũi

Các chất liệu tự thân được sử dụng trong nâng mũi bao gồm:

Sụn Vành Tai

Sụn vành tai được lấy từ phần vành ngoài của tai.

Sụn vành tai có độ mềm mại và đàn hồi tốt, dễ dàng tạo hình theo ý muốn. Tuy nhiên kích thước và hình dạng của sụn vành tai khá nhỏ nên thường chỉ phù hợp để cải thiện các chi tiết nhỏ trên mũi.

Hiện nay sụn vành tai chủ yếu được sử dụng để bọc đầu mũi giúp ngăn ngừa các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng.

Sụn vành tai được sử dụng để bọc đầu mũi

Sụn Sườn

Sụn sườn được lấy từ phần sụn của xương sườn, thường là xương sườn số 6 hoặc số 7.

Sụn sườn có đặc điểm là kích thước lớn và độ cứng cao, phù hợp để tạo hình và nâng cao sống mũi hoặc dựng trụ mũi. Tuy nhiên, quá trình lấy và nâng mũi bằng sụn sườn rất phức tạp nên yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao.

Hiện nay sụn sườn thường được sử dụng trong các trường hợp nâng mũi cấu trúc dựng trụ, cần thay đổi lớn về hình dáng và kích thước của mũi. Đặc biệt với những ca nâng mũi tái phẫu thuật, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng sụn sườn để đảm bảo độ an toàn cao.

Sụn Vách Ngăn

Sụn vách ngăn nằm ở giữa hai lỗ mũi, phân chia hai khoang mũi thành hai phần riêng biệt.

Sụn vách ngăn có độ cứng vừa phải và dễ dàng tạo hình, phù hợp để cải thiện cấu trúc mũi. Việc sử dụng sụn vách ngăn cũng giúp giải quyết các vấn đề về lệch vách ngăn và cải thiện chức năng hô hấp.

Hiện nay sụn vách ngăn thường được sử dụng để nâng cao sống mũi, cải thiện đầu mũi và sửa chữa các vấn đề về vách ngăn mũi.

Cân Cơ Thái Dương

Cân cơ thái dương là một lớp mô nằm ở phần bên ngoài của cơ thái dương, gần vùng trán.

Cân cơ thái dương có độ mềm mại và đàn hồi tốt, giúp tạo hình mũi một cách tự nhiên và mềm mại. Tuy nhiên, việc lấy cân cơ thái dương phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao từ bác sĩ phẫu thuật.

Cân cơ thái dương thường được sử dụng để bọc đầu mũi, tạo hình đầu mũi mềm mại và tự nhiên hơn. 

Chất liệu nâng mũi nhân tạo

Sụn nhân tạo là các loại sụn được sản xuất từ các chất liệu nhân tạo, sử dụng để thay thế cho các loại sụn tự thân trong nâng mũi. Các chất liệu nhân tạo có ưu điểm là số lượng nhiều, sản xuất hàng loạt, dễ dàng tạo hình thông qua các thao tác cắt gọt và không yêu cầu phẫu thuật lấy mô từ cơ thể nên tiết kiệm được thời gian

Các chất liệu nâng mũi nhân tạo phổ biến:

Sụn Silicone

Sụn silicone được sản xuất từ silicone y tế, được đánh giá chất liệu nâng mũi hoàn thiện đầu tiên và vẫn được sử dụng cho đến thời điểm này. 

Sụn nâng mũi silicone có đặc trưng là mềm dẻo, độ bền cao, dễ dàng tạo hình và đàn hồi 100% nên không bị biến dạng theo thời gian. Nâng mũi bằng sụn silicone cũng nhanh và chi phí thấp hơn so với nâng mũi sụn tự thân do bác sĩ không phải tốn nhiều thời gian phẫu thuật, cắt gọt sụn.

Sụn silicone được đánh giá chất liệu nâng mũi hoàn thiện đầu tiên và vẫn được sử dụng cho đến thời điểm này. 

Hiện nay sụn silicone thường được sử dụng để nâng cao sống mũi, tạo dáng mũi cao thanh thoát, tự nhiên.

Sụn Sinh Học e-PTFE

Sụn sinh học e-PTFE (expanded polytetrafluoroethylene) là một loại chất liệu tổng hợp được sử dụng trong y học và thẩm mỹ, nổi tiếng với ứng dụng làm mạch máu nhân tạo. e-PTFE có cấu trúc xốp, bề mặt chứa hàng triệu lỗ nhỏ liti giúp mô cơ thể dễ dàng bám vào và tạo sự ổn định cho dáng mũi sau phẫu thuật.

Sụn sinh học được đánh giá là chất liệu nâng mũi nhân tạo cao cấp nhất hiện nay. Chúng có độ tương thích với cơ thể lên đến 95%, giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng và phản ứng đào thải. Ngoài ra, e-PTFE có cấu trúc xốp, cho phép mạch máu chảy qua, hình thành mạch máu tân tạo giúp sụn tích hợp một cách tự nhiên vào cơ thể, giữ form dáng mũi lâu dài, bền vững.

Chất liệu sinh học được ứng dụng để nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi và cải thiện các khiếm khuyết nhỏ trên mũi. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người không phù hợp với sụn silicone, muốn nâng mũi an toàn và tự nhiên.

Nên lựa chọn chất liệu độn tự thân hay nhân tạo?

Trong phẫu thuật chỉnh hình mũi, sụn tự thân luôn được ưu tiên bởi độ tương thích hoàn toàn với cơ thể, hạn chế nguy cơ dị ứng và phản ứng đào thải, đồng thời tạo nên chiếc mũi tự nhiên và hài hòa với khuôn mặt.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loại sụn tự thân cũng rất quan trọng. Mỗi loại sụn tự thân có đặc điểm và ứng dụng riêng, do đó bạn cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại sụn phù hợp nhất với tình trạng mũi và mong muốn của bạn.

Trong trường hợp không có đủ sụn tự thân, sụn nhân tạo là một giải pháp thay thế hiệu quả. Hiện nay các loại sụn nhân tạo trong nâng mũi đều có độ an toàn cao và tương thích tốt với cơ thể. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại sụn phù hợp từ các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.

Lựa chọn chất liệu độn trong nâng mũi phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ

Việc lựa chọn chất liệu độn trong nâng mũi là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ và sự an toàn của bạn. Dù là sụn tự thân hay nhân tạo, mỗi loại chất liệu đều có ưu điểm và ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ uy tín.