Bọc đầu mũi nhân tạo có tốt không?

Bọc đầu mũi là giải pháp được nhiều bác sĩ áp dụng để phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng cho những khách hàng có da đầu mũi mỏng. Có 2 lựa chọn bọc đầu mũi là sử dụng sụn vành tai tự thân hoặc bọc đầu mũi nhân tạo. Chất liệu tự thân luôn được đánh giá cao bởi tính tương thích hoàn toàn với cơ thể. Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn mô da nhân tạo có tốt không, có thể sử dụng để thay thế sụn vành tai trong những trường hợp cần thiết như: khách hàng thiếu sụn vành tai, khách hàng không muốn phải phẫu thuật để lấy sụn vành tai,…

Bọc đầu mũi nhân tạo là gì?

Bọc đầu mũi nhân tạo hay chất liệu cấy ghép đầu mũi nhân tạo là là vật liệu do con người sản xuất sử dụng để thay thế cấu trúc sinh học bị thiếu (cụ thể là sụn vành tai).

Mô da nhân tạo được sử dụng để thay thế cho sụn vành tai

Bọc đầu mũi nhân tạo hiện nay chủ yếu được bào chế từ da cơ thể con người hoặc chiết xuất từ tế bào biểu bì da heo, trải qua các công nghệ xử lý để chúng có cấu trúc tương tự như da người, đảm bảo độ tương thích hoàn hảo, không bị đào thải khi cấy ghép vào cơ thể người.

Bọc đầu mũi nhân tạo có tốt không? Ưu điểm và hạn chế

Bọc đầu mũi nhân tạo đang trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhờ những ưu điểm nhất định như:

  • Các loại sụn đầu mũi nhân tạo hiện nay được thiết kế để có tính tương thích sinh học cao, giảm thiểu nguy cơ bị đào thải hoặc phản ứng miễn dịch.
  • Các vật liệu nhân tạo có thể được sản xuất theo các kích thước và hình dạng cụ thể với nhiều lựa chọn về độ dày, phù hợp với đặc điểm mũi của từng khách hàng.
  • Mô da nhân tạo cũng có độ bền cao, giúp duy trì hình dáng mũi ổn định trong thời gian dài mà không bị biến dạng.
  • Sử dụng sụn bọc đầu mũi giúp tiết kiệm thời gian vì bác sĩ không cần phải phẫu thuật lấy sụn vành tai nữa, qua đó rút ngắn thời gian hồi phục.
Khắc phục biến chứng bóng đỏ do da mũi mỏng
Bọc đầu mũi là giải pháp phòng ngừa bóng đỏ đầu mũi hiệu quả

Với những ưu điểm kể trên có thể thấy rằng mô da nhân tạo là một lựa chọn tốt cho bọc đầu mũi, thay thế sụn tai. Chúng hầu như không có hạn chế nào quá lớn. Hạn chế lớn nhất là một số khách hàng có thể cảm nhận rằng sụn tự thân mang lại cảm giác tự nhiên hơn so với vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên cần lưu ý có khá nhiều người sử dụng sụn vành tai bọc đầu mũi nhưng gặp phải biến chứng co rút đầu mũi do đặc trưng co rút theo thời gian của sụn tự thân.

Các sản phẩm mô da nhân tạo bọc đầu mũi hiện có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có 3 dòng sản phẩm bọc đầu mũi phổ biến đó là: Megaderm, Supporix và Surederm.

Trong đó, lâu đời nhất là dòng sản phẩm bọc đầu mũi Megaderm và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến nay dù vẫn tồn tại một vài nhược điểm như một số ít ca bị biến chứng, kết quả chưa thực sự tự nhiên như sụn vành tai.

2 dòng sản phẩm Supporix và Surederm được sản xuất sau. Vì vậy đã khắc phục được những nhược điểm của dòng sản phẩm đi trước và được nhiều khách hàng, bác sĩ tin tưởng lựa chọn với những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Nâng mũi bọc sụn Supporix, Surederm được đánh giá cao bởi sự tự nhiên như sử dụng sụn tự thân.
  • Tương thích hoàn hảo với cơ thể con người, không lo biến chứng, đào thải.
  • Bảo vệ đầu mũi hiệu quả, phòng ngừa bóng đỏ đầu mũi, giảm thiểu tình trạng lộ sóng.
  • Giá thành hợp lý, cạnh tranh.
  • Nhiều lựa chọn về độ dày và kích thước.
Bọc đầu mũi bằng mô da nhân tạo Supporix được nhiều bác sĩ lựa chọn và đánh giá cao

Kỹ thuật bọc đầu mũi

Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, bác sĩ sẽ rạch 1 đường rạch ở đầu mũi, bóc tách mô da với sụn để tạo thành khoang. Sau đó, đưa mô da nhân tạo bọc Supporix hoặc Surederm ở đầu mũi vào bên trong, sử dụng như một “tấm đệm” đặt giữa sụn nhân tạo và đầu mũi giúp bao bọc, bảo vệ và ngăn ngừa mũi khỏi tình trạng biến chứng bóng đỏ, lộ sóng,...

Kỹ thuật bọc đầu mũi cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao 

Mô da nhân tạo có chức năng giống như 1 tấm đệm, nằm kẹp giữa 2 phần bao gồm sụn nhân tạo và da mũi thật, giúp bao bọc, bảo vệ đầu, cánh mũi.

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ định hình vị trí phần sụn sao cho phù hợp với dáng mũi cân đối, như mong muốn rồi tiến hành đóng vết khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.

Thời gian thực hiện nâng mũi sẽ mất từ 60 – 90 phút.

Chất liệu cấy ghép đầu mũi nhân tạo dành cho những khách hàng nào?

Nâng mũi sử dụng chất liệu cấy ghép bọc đầu mũi có chức năng chính là bảo vệ đầu mũi, phòng ngừa bóng đỏ, lộ sóng, phù hợp trong các trường hợp như:

  • Khách hàng có da đầu mũi mỏng cần được bảo vệ khi sử dụng sụn nhân tạo. 
  • Những khách hàng không muốn sử dụng sụn vành tai để bọc đầu mũi vì sợ đau, sợ vết sẹo ở vành tai,…
  • Khách hàng đã từng sử dụng sụn vành tai cho cuộc phẫu thuật nâng mũi trước đó. Bây giờ cần tái phẫu thuật nhưng không có đủ sụn vành tai nữa. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bọc đầu mũi nhân tạo có tốt không. Có thể nói mô da nhân tạo là sự thay thế tuyệt vời cho những khách hàng thực hiện nâng mũi bọc sụn nhưng không muốn sử dụng sụn vành tai.