Nâng mũi là tiểu phẫu thẩm mỹ phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên cũng giống như các phương pháp phẫu thuật khác, nâng mũi cũng có thể tiềm ẩn một số biến chứng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc quá trình chăm sóc hậu phẫu không đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp sau nâng mũi và giải pháp khắc phục.
Nhiễm trùng – biến chứng sau nâng mũi nguy hiểm nhất
Nhiễm trùng có thể xảy ra sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào nếu trong quá trình phẫu không đảm bảo điều kiện vô trùng hoặc không chăm sóc vết thương kỹ lưỡng. Nhiễm trùng có thể khiến mũi bị sưng, đau, viêm đỏ thậm chí gây hoại tử da.
Hướng xử lý:
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng mũi sau nâng, cần đến bệnh viện hoặc cơ sở nâng mũi để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh và hướng dẫn bạn chăm sóc vết thương cẩn thận.
Để phòng tránh nhiễm trùng – một biến chứng thường gặp sau nâng mũi cực kỳ nguy hiểm điều quan trọng nhất là phải thực hiện phẫu thuật trong môi trường vô trùng và tuân thủ các hướng dẫn sau phẫu thuật của bác sĩ như vệ sinh vết thương thường xuyên, tránh tác động mạnh lên mũi,…
Vùng mũi bị sưng nề, bầm tím
Sưng và bầm tím là hiện tượng thường gặp và cũng khá bình thường sau phẫu thuật nâng mũi. Thông thường thì sau khoảng 7 – 10 ngày, hiện tượng này sẽ thuyên giảm và hết hẳn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, có thể đây là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc phản ứng đào thải từ cơ thể đối với chất liệu sụn nâng mũi
Hướng xử lý:
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm sưng và chườm lạnh/chườm nóng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng sưng nề, bầm tím trạng kéo dài, bạn cần quay lại kiểm tra với bác sĩ phẫu thuật để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng và được xử lý khi cần thiết.
Mũi bị lệch vẹo sau khi nâng
Mũi bị lệch vẹo, không cân đối sau khi nâng có thể không đe dọa đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Tình trạng này có thể xảy ra do kỹ thuật phẫu thuật bóc tách khoang không chính xác, đặt sụn sai vị trí hoặc do bị tác động mạnh trong quá trình hồi phục.
Hướng xử lý:
Hầu hết các trường hợp mũi lệch vẹo sau khi nâng đều cần phải tái phẫu thuật để chỉnh sửa lại. Khi tái phẫu thuật cần phải lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, đảm bảo kết quả tốt nhất.
Khó thở sau khi nâng mũi
Một số người sau khi nâng mũi có thể gặp khó khăn trong việc hô hấp, đặc biệt là với các cuộc phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, nâng mũi dựng trụ. Nguyên nhân là do tình trạng sưng đau, tổn thương vách ngăn mũi hoặc cấy ghép sụn không đúng vị trí.
Hướng xử lý:
Nếu khó thở kéo dài sau khi mũi đã hồi phục, bạn cần đến cơ sở nâng mũi để được bác sĩ kiểm tra lại và đưa ra giải pháp khắc phục. Một số trường hợp khách hàng có thể phải thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa lại phần vách ngăn để khắc phục tình trạng này.
Bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng – biến chứng thường gặp sau nâng mũi
Bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi là những biến chứng thường gặp sau nâng mũi. Nguyên nhân thường do phần da ở đầu mũi quá mỏng mà khi nâng không được bọc đầu mũi hoặc sử dụng sụn nhân tạo không tương thích với cơ thể, nâng mũi quá cao,…dẫn đến hiện tượng lộ sóng mũi (cảm giác sụn lộ ra qua lớp da) hoặc đầu mũi bóng đỏ, không tự nhiên.
Hướng xử lý:
Tình trạng bóng đỏ sẽ là bình thường nếu thuyên giảm và hết hẳn sau khoảng 30 ngày từ khi nâng mũi. Trường hợp biến chứng kéo dài, có thể bạn sẽ phải tháo sụn, thay thế sụn hoặc bọc lại phần đầu mũi để khắc phục.
Hiện nay khi nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ sẽ kiểm tra vùng mũi để đánh giá loại sụn phù hợp. Trường hợp da mũi mỏng hoặc sử dụng sụn nhân tạo, bạn nên bọc đầu mũi bằng sụn vành tai hoặc các loại mô da nhân tạo như Supporix, Surederm để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng và đạt hiệu quả thẩm mỹ tự nhiên nhất.
Những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa biến chứng sau nâng mũi
Để giảm thiểu rủi ro và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi, cần lưu ý những điều sau đây:
-
Chọn bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm
Lựa chọn bác sĩ uy tín, có tay nghề cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng mũi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định rất lớn đến sự thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp với bạn giúp giảm nguy cơ biến chứng.
-
Sử dụng chất liệu cấy ghép an toàn
Lựa chọn các loại sụn nâng mũi an toàn như sụn sinh học Superform, sụn nâng mũi silicone Mỹ, sụn Bysil Korea hoặc chất liệu tự thân có tính tương thích cao với cơ thể để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt và tránh tình trạng lộ sóng hoặc bóng đỏ.
-
Chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách
Hãy tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh và bảo vệ vết thương. Tránh tác động mạnh lên mũi và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng giúp vết mổ nhanh hồi phục, hạn chế biến chứng, mang đến kết quả thẩm mỹ cai.
-
Bọc đầu mũi khi sử dụng sụn nâng mũi nhân tạo
Trường hợp sử dụng sụn nâng mũi nhân tạo, bạn nên thực hiện bọc đầu mũi bằng sụn vành tai hoặc mô da nhân tạo để phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, đảm bảo sự an toàn về lâu dài và cũng giúp mũi lên dáng tự nhiên hơn.
Hy vọng những chia sẻ của Meditab Việt Nam sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong quá trình nâng mũi để sở hữu chiếc mũi đẹp và an toàn.