Bọc đầu mũi: nên chọn sụn tự thân hay chất liệu nhân tạo?

Kỹ thuật nâng mũi cũ (không bọc đầu mũi) qua thời gian có thể để lại một số biến chứng như đầu mũi bóng đỏ, lộ sóng,….Nâng mũi bọc sụn là phương pháp chỉnh hình mũi hiện đại giúp khắc phục các nhược điểm của kỹ thuật nâng mũi cũ, bảo vệ đầu mũi tối ưu và phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, mang đến dáng mũi đẹp tự nhiên, bền vững. 

Để bọc đầu mũi, có 2 lựa chọn cho khách hàng là dùng sụn tự thân hoặc chất liệu nhân tạo. Vậy đâu mới là lựa chọn tối ưu nhất? Trong bài vết hôm nay, Meditab sẽ phân tích các ưu điểm và hạn chế của từng chất liệu để giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất, qua đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Lợi ích của kỹ thuật bọc đầu mũi

Trong kỹ thuật bọc đầu mũi, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu mềm như sụn tự thân (lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn mũi) hoặc vật liệu nhân tạo để bọc lên phần đầu mũi, giúp bảo vệ phần sụn nhân tạo bên dưới. 

Bọc đầu mũi giúp bảo vệ đầu mũi, phòng ngừa bóng đỏ, lộ sóng

Lợi ích của kỹ thuật nâng mũi bọc sụn bao gồm:

  • Bảo vệ đầu mũi: Giảm thiểu nguy cơ lộ sống mũi, biến chứng bóng đỏ đầu mũi.
  • Tạo dáng tự nhiên: Giúp mũi có độ mềm mại, tự nhiên, không bị cứng hoặc lộ khối nhân tạo.
  • Tăng độ bền của dáng mũi mới: Kỹ thuật bọc đầu mũi giúp kéo dài tuổi thọ của dáng mũi, duy trì hình dáng lâu hơn.

Cả sụn tự thân và chất liệu nhân tạo đều có ưu và nhược điểm riêng trong việc bọc đầu mũi. Việc lựa chọn loại chất liệu nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. 

Bọc đầu mũi bằng sụn tự thân

Sụn tự thân sử dụng có thể là sụn vành tai, sụn sườn hoặc sụn vách ngăn. Trong đó sụn vành tai được ưu tiên sử dụng vì độ mềm mại, dễ lấy và phù hợp với đầu mũi hơn các loại sụn khác.

Sụn vành tai là lựa chọn phổ biến để bọc đầu mũi

Ưu điểm khi bọc đầu mũi sụn tự thân:

  • Độ tương thích cao: Sụn tự thân lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nên có tính tương thích cao, hầu như không gây phản ứng dị ứng hoặc đào thải. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của vật liệu này.
  • Độ tự nhiên cao: Sụn tự thân có độ mềm mại và đàn hồi tự nhiên, giúp đầu mũi sau khi phẫu thuật trông hài hòa,mềm mại và không bị thô cứng.
  • Hiệu quả lâu dài: Do sụn tự thân là vật liệu tự nhiên nên sau khi cấy vào mũi sẽ tồn tại vĩnh viễn, mũi sẽ duy trì được vẻ đẹp lâu dài mà không cần thay thế theo thời gian.

Hạn chế của bọc đầu mũi tự thân:

  • Hạn chế về lượng sụn: Sụn tự thân chỉ có một số lượng nhất định, chỉ đáp ứng nhu cầu bọc đầu mũi trong 1 lần. Nếu bạn đã từng lấy sụn trong lần phẫu thuật trước thì sẽ không còn sụn nếu tái phẫu.
  • Rủi ro đau và biến dạng: Việc lấy sụn từ tai có thể gây đau và một số người có thể bị biến dạng tai nhẹ, đặc biệt khi cần lấy lượng sụn lớn.
  • Quá trình hồi phục lâu: Khi lấy sụn tự thân, bạn sẽ phải chịu thêm 1 vết mổ khác trên cơ thể làm kéo dài thời gian phẫu thuật và hồi phục.
  • Chi phí cao: So với bọc đầu mũi nhân tạo, phẫu thuật mũi bọc sụn tự thân sẽ có chi phí cao hơn do quy trình phức tạp hơn và đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao.

Bọc đầu mũi bằng chất liệu nhân tạo

Trong trường hợp khách hàng không muốn sử dụng sụn tự thân hoặc không còn sụn tự thân để bọc đầu mũi thì chất liệu nhân tạo sẽ là sự thay thế hoàn hảo.

Bọc đầu mũi nhân tạo thường được bào chế từ mô da người hoặc biểu bì da heo đã trải qua quy trình xử lý hiện đại để đảm bảo độ tương thích cao, an toàn và thẩm mỹ khi sử dụng.

Mô da nhân tạo (ADM) được sử dụng để thay thế sụn tự thân trong nâng mũi bọc sụn

Ưu điểm của bọc đầu mũi nhân tạo

  • Độ an toàn cao: Bọc đầu mũi nhân tạo trải qua quá trình xử lý loại bỏ kháng nguyên nên có độ tương thích tốt với cơ thể, giảm thiểu nguy cơ bị phản ứng dị ứng hoặc đào thải, đồng thời hạn chế các biến chứng không mong muốn như lộ sóng, bóng đỏ.
  • Không cần lấy sụn tự thân: Nếu sử dụng chất liệu bọc nhân tạo, khách hàng sẽ tránh được các rủi ro liên quan đến việc lấy sụn tự thân như đau và biến chứng tại vị trí lấy sụn.
  • Dễ dàng điều chỉnh: Chất liệu nhân tạo có nhiều kích cỡ, độ dày và độ mềm, cho phép bác sĩ tùy chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng trường hợp mũi khác nhau.
  • Thời gian phẫu thuật và hồi phục ngắn hơn: Vì không cần phẫu thuật lấy sụn tự thân, thời gian thực hiện nâng mũi và hồi phục sau phẫu cũng được rút ngắn.
  • Kết quả thẩm mỹ ổn định: Với cấu trúc bền vững, chất liệu nhân tạo có thể duy trì được hình dáng và độ ổn định trong thời gian dài mà không bị biến dạng.

Hạn chế của bọc mũi nhân tạo

  • Cảm giác không tự nhiên như sụn tự thân: So với sử dụng sụn tự thân, mô da nhân tạo có thể không mềm mại và tự nhiên bằng.
  • Nguy cơ dị ứng, đào thải: Một số khách hàng có cơ địa đặc biệt nhạy cảm có  nguy cơ gặp phản ứng miễn dịch với bọc mũi nhân tạo

Nên chọn bọc sụn tự thân hay mô da nhân tạo?

Về cơ bản mỗi loại chất liệu đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Sụn tự thân là lựa chọn hàng đầu vì nó có độ tương thích cao và giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đặc biệt phù hợp cho những ai ưu tiên vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại. 

Tuy nhiên, nếu khách hàng không muốn lấy sụn tự thân do những lý do như không muốn thêm 1 lần phẫu thuật, ngại đau hoặc muốn thời gian hồi phục nhanh hơn, thì bọc nhân tạo sẽ là sự thay thế tuyệt vời. 

Sụn Supporix
Sử dụng mô da nhân tạo để bọc đầu mũi được nhiều khách hàng lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả thẩm mỹ cao

Hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn chất liệu nhân tạo vì sự tiện lợi, an toàn và khả năng tạo hình tốt. Các sản phẩm mô da nhân tạo như Supporix hay Surederm được thiết kế để tối ưu hóa độ tương thích và độ bền, giúp bảo vệ đầu mũi một cách hiệu quả mà vẫn giữ được dáng mũi ổn định trong thời gian dài.