Mô da nhân tạo ADM trong nâng mũi: nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng

Nâng mũi hiện đại không chỉ tập trung vào việc tạo hình mũi mà còn cần chú trọng đến tính an toàn, độ bền cũng như khả năng tương thích của các vật liệu được sử dụng. Trong số các kỹ thuật và vật liệu hỗ trợ nâng mũi, mô da nhân tạo (ADM) nổi lên như một giải pháp đột phá, giúp mang lại hiệu quả thẩm mỹ tự nhiên và hạn chế tối đa các biến chứng thường gặp trong nâng mũi như bóng đỏ, lộ sóng,…

Cùng Meditab tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm cũng như những ứng dụng của ADM trong phẫu thuật nâng mũi.

Mô da nhân tạo là gì?

Mô da nhân tạo (ADM – Acellular Dermal Matrix) là một loại vật liệu có tính tương thích sinh học cao, được xử lý từ tế bào biểu bì của da động vật (thường là da heo), thông qua quy trình loại bỏ lớp biểu bì và các thành phần tế bào. 

Mô da nhân tạo (ADM)

Quá trình này giúp làm sạch hoàn toàn các yếu tố gây miễn dịch trước khi ADM được đông khô, giữ lại các thành phần cấu trúc thiết yếu như collagen và elastin – hai thành phần chính giúp da căng và đàn hồi, đồng thời duy trì cấu trúc 3D tự nhiên. 

ADM từ đó có khả năng thâm nhập và liên kết tốt với các mô xung quanh khi cấy ghép, thúc đẩy quá trình hình thành tân mạch, nguyên bào sợi, tạo điều kiện cho sự tái tạo mô.

Đặc điểm của mô da nhân tạo

ADM sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật khiến chúng trở thành vật liệu tiềm năng trong ứng dụng thẩm mỹ, đặc biệt là nâng mũi:

  • Độ tương thích cao: ADM không gây miễn dịch, nhờ quy trình xử lý loại bỏ các tế bào có khả năng gây ra phản ứng tự nhiên của cơ thể.
  • Cấu trúc 3 chiều bền vững: Sợi collagen và elastin trong ADM không chỉ duy trì độ căng mà còn giữ nguyên độ dày qua thời gian, nhờ đó ngăn ngừa di lệch và giảm thiểu khả năng lộ chất liệu sau phẫu thuật.
  • Tăng cường tái tạo mô: ADM khuyến khích sự xâm nhập của mô và hình thành tân mạch, giúp cho mũi sau phẫu thuật nhanh chóng thích ứng và tái tạo theo hình dáng tự nhiên.
ADM sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật khiến chúng trở thành vật liệu tiềm năng trong ứng dụng thẩm mỹ

Từ những đặc tính kể trên, mô da nhân tạo ADM mang đến những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Giảm nguy cơ phản ứng miễn dịch: Do ADM đã được xử lý để loại bỏ các yếu tố kháng nguyên, nó giảm thiểu nguy cơ cơ thể từ chối hoặc phản ứng với vật liệu ghép. Điều này đặc biệt quan trọng trong các phẫu thuật thẩm mỹ, nơi yêu cầu sự tương thích cao để tránh biến chứng.
  • Tính linh hoạt và độ bền cao: Mô da nhân tạo có độ mềm mại và tính đàn hồi tốt, dễ dàng điều chỉnh theo hình dáng mong muốn của bác sĩ và khách hàng. Sự linh hoạt này giúp bác sĩ có thể tạo ra các dáng mũi tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt.
  • Khả năng hồi phục nhanh chóng: Da nhân  tạo không chỉ tương thích với cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục mô. Khi được cấy ghép vào cơ thể, các thành phần collagen trong mô da nhân tạo giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào, từ đó đẩy nhanh thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
  • Hạn chế biến chứng: Mô da nhân tạo có thể hoạt động như một lớp bảo vệ, giảm nguy cơ biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng hay co thắt mô. Với các bệnh nhân có da mỏng hoặc có tiền sử biến chứng, ADM là lựa chọn tối ưu để cải thiện độ an toàn và kết quả thẩm mỹ.

Ứng dụng của mô da nhân tạo trong phẫu thuật nâng mũi

Trong phẫu thuật nâng mũi, mô da nhân tạo thường được sử dụng để tạo một lớp đệm giữa sụn nhân tạo và phần da mũi tự nhiên. Vai trò của ADM là bảo vệ và ngăn cách, giảm áp lực lên da và ngăn ngừa các biến chứng do sự cọ xát hay chèn ép quá mức của sụn nhân tạo.

  • Giảm thiểu biến chứng bóng đỏ, lộ sóng: Với các dáng mũi cao hoặc đối với những người có làn da mỏng, các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng dễ xảy ra. ADM tạo nên lớp đệm tự nhiên, giúp giảm thiểu tối đa áp lực lên da mũi, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng bóng đỏ hoặc lộ sóng thường thấy.
Khắc phục biến chứng bóng đỏ do da mũi mỏng
ADM giúp bảo vệ đầu mũi, giảm thiểu tình trạng bóng đỏ, lộ sóng
  • Giúp dáng mũi mềm mại và tự nhiên: Mô da nhân tạo có độ mềm mại cao và khả năng tích hợp tốt vào cơ thể, giúp mũi sau phẫu thuật có dáng mềm mại, tự nhiên và hạn chế tối đa tình trạng mũi bị cứng hoặc không đều.
  • Bảo vệ và tăng cường sự ổn định của sụn nâng mũi: Nhờ vào khả năng chịu lực và độ bền của mô da nhân tạo, sụn nâng mũi sẽ được bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài, giữ cho mũi ổn định và chắc chắn hơn.

Quy trình cấy ghép ADM trong phẫu thuật nâng mũi

Quá trình cấy ghép ADM thường được tiến hành qua các bước cơ bản sau:

  1. Khám và đánh giá: Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá cấu trúc mũi, xác định độ dày của da và vị trí cần đặt ADM.
  2. Chuẩn bị vật liệu: ADM được bảo quản kỹ lưỡng và xử lý vô trùng trước khi đưa vào sử dụng, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
  3. Cấy ghép ADM: ADM sẽ được bác sĩ khéo léo đặt vào vùng mũi cần hỗ trợ, tạo lớp đệm giữa sụn nhân tạo và da mũi. Mô da nhân tạo được cố định và điều chỉnh sao cho đúng vị trí và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
  4. Hoàn thiện phẫu thuật: Sau khi ADM được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ đóng vết mổ và hướng dẫn khách hàng các biện pháp chăm sóc mũi sau phẫu thuật

Tóm lại, mô da nhân tạo là lựa chọn hoàn hảo cho những khách hàng muốn có dáng mũi tự nhiên và ổn định lâu dài. Đặc biệt, tính an toàn và khả năng tương thích của ADM giúp giảm nguy cơ biến chứng, hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sóng dẫn đến phải tái phẫu thuật. Với đặc tính cấu trúc linh hoạt, ADM thích hợp với nhiều cơ địa khác nhau và giúp duy trì kết quả lâu dài. 

Tại Meditab Việt Nam đang có sẵn 2 loại mô da nhân tạo bọc đầu mũi rất được các bác sĩ phẫu thuật nâng mũi ưa chuộng và đánh giá cao gồm:

Mô da nhân tạo Supporix chiết xuất từ tế bào biểu bì của da heo, được xử lý bằng công nghệ Acellular Dermal Matrix rất an toàn và thân thiện với cơ thể con người.

Bọc đầu mũi Supporix

Mô da nhân tạo Surederm được bào chế từ da cơ thể con người, có độ tương thích cực cao và là mô đệm tốt nhất cho đầu mũi.

Miếng bọc đầu mũi nhân tạo Surederm

2 loại bọc đầu mũi này đều có nhiều kích thước và độ dày phù hợp với từng cơ địa khác nhau, thuận tiện cho bác sĩ lựa chọn, giúp bao bọc, bảo vệ đầu mũi, mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, mềm mại.